Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có...
Hỏi: Do yêu cầu của bộ GTVT, tôi làm hồ sơ xin cấp "Phù Hiệu Xe Tải" để kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường. Tôi có 05 xe tải cần cấp phù hiệu, trong đó 3 chiếc do tôi đứng tên, 2 chiếc do vợ tôi đứng tên. Khi xin cấp phù hiệu thì bên sở giao thông yêu cầu tôi làm hợp đồng thuê lại 2 chiếc xe của vợ tôi đứng tên.Với điều kiện vợ tôi phải đăng ký "hộ kinh doanh" trong đó có đăng ký ngành nghề là "cho thuê xe". Xin nhờ luật sư tư vấn yêu cầu như thế có đúng không. Nếu vợ tôi *không* đăng ký "hộ kinh doanh" thì hợp đồng thuê xe của tôi và vợ tôi có giá trị pháp lý hay không, và có thể dùng hợp đồng đó để xin cấp phù hiệu cho 2 chiếc xe mà vợ tôi đứng tên được không? (Ngô Tiến Đức - Nam Định)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về điều kiện cấp phù hiệu xe tải cũng như hồ sơ xin cấp phù hiệu xe được quy định tạikhoản 2 và khoản5 điều 55như sau:
"2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh trong danh sách xe do đơn vị đề nghị theo quy định tại khoản 5 Điều này....5. Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô vàhợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham giakinhdoanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này.c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu."
Như vậy, theo quy định trên thì phù hiệu xe được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tảicó Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, và hồ sơ để cấp phù hiệu xe tải bao gồm cảhợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản.
Căn cứ theođiều 480 Bộ luật dân sự:
"Điều 480.Hợp đồng thuê tài sản:Hợp đồng thuê tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê."
Căn cứ theo quy địnhKhoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/ NĐ- CPthì cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Nhưvậy , trường hợp vợ bạn có 02 xe ô tô tải vàmuốn kinh doanh không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định nêutrên. Cho nên, vợ bạn muốn kinh doanh thì phải thành lập hộ kinh doanh theo quy định tạiChương VIII Nghị định 78/2015/NĐ- CP. Trường hợp,vợ bạn không đăng ký kinh doanhmà cho bạnthuê xe thì hợp đồng đó không có giá trị pháp lý vàsẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tạiNghị định 185/2013/ NĐ- CPxử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi bởiNghị định124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận