-->

Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

Hỏi: Tôi là giáo viên ở một trường trung cấp y, với cấp bậc lao động hợp đồng vô thời hạn sau khi công tác được 4 năm thì tôi đi học liên thông lên bác sĩ vì lịch học cả tuần nên tôi không tham gia giảng dạy được. Nhưng trước khi đi học tôi có làm đơn xin đi học và được nhà trường phê duyệt. Trong 1 năm tôi đi học nơi tôi công tác vẫn cấp lương cơ bản cho tôi nhưng sau 1 năm thì tôi bị cơ quan đơn phương chấm dứt hợp đồng. Vậy xin Luật sư tư vấn cho tôi việc tôi bị chấm dứt hợp đồng như vậy có đúng pháp luật không và sau khi bị chấm dứt hợp đồng tôi sẽ được hưởng những chế độ gì của bảo hiểm? (Ngô Kiến Tùng - Bắc Ninh)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ của đơn vị sử dụng lao động: Điều 116 BLLĐ 2012 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: "1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;... 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương".

Bộ luật Lao động cho phép NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận về nghỉ việc không hưởng lương. Đối với trường hợp này bắt buộc phải được sự đồng ý của NSDLĐ trước khi nghỉ. Chị có trình bày, do phải đi học liên thông không có thời gian đi làm nên chị đã nộp đơn xin nghỉ không hưởng lương để tiếp tục việc học và được sự đồng ý của NSDLĐ. Vậy, NSDLĐ không được lấy đây là căn cứ để chấm dứt HĐLĐ giữa chị với đơn vị.

Sau một năm chị đi học, nhà trường đã chấm dứt hợp đồng lao động mà hiện chúng tôi không nắm được căn cứ pháp lý đơn vị này áp dụng để đánh giá đúng sai. Tuy nhiên, các trường hợp đơn phương trái với quy định tại Điều 38, 39 thì đều vi phạm pháp luật lao động và NSDLĐ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. “Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật : Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này”.

Đề hiểu rõ hơn về trường hợp đơn phương chấm dứt trái luật, đề nghị chị tham khảo bài viết: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012 nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định như sau: “1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. 2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này. 3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động”.

Trường hợp chị yêu cầu làm rõ cơ sở pháp lý đơn phương chấm dứt hợp đồng mà phía đơn vị không trả lời hoặc việc trả lời không triệt để, chị có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.