Cần căn cứ vào điều lệ của công ty, quy chế nội bộ của công tycũng như hợp đồng lao động của Giám đốc nhân sự để căn cứ xem xét quyền hạn của Giám đốc nhân sự
Hỏi:Tôi làm sales admin tại một công ty nước ngoài. Tháng 6/ 2015, giám đốc nhân sự gửi email đề xuất tổng giám đốc cắt chức danh của một nhân viên cùng phòng tôi, lý do chị không hỗ trợ giám đốc marketing làm visa được, vì phòng lãnh sự đã từng yêu cầu giám đốc marketing phải trực tiếp đến lấy vân tay.Cùng lúc, giám đốc nhân sự của công ty tôi tự email đề xuất lên tổng giám đốc công ty cắt các việc hành chính tổng hợp của nhân viên kia, ghi thêm việc vào bản mô tả công việc của tôi: đặt văn phòng phẩm, đặt khách sạn, đi báo cáo thuế thu nhập cá nhân, tổ chức kết nối nhân viên, làm visa, theo dõi thư đến thư đi....Tôi đã gửi email giải thích kỹ về các công việc hiện giờ của mình, tôi cũng nói có thể hỗ trợ một số công việc hành chính, nhưng không thể thường xuyên. Xin vui lòng cho tôi biết, giám đốc nhân sự có các quyền trên không? (Hải Hà - Vĩnh Phúc)
Chào bạn, hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể quyền hạn của giám đốc nhân sự. Tuy nhiên pháp luật cho phép các doanh nghiệp được quy định "Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần"trong điều lệ của công ty quy địnhtại điểm đđiều 25 luật Doanh nghiệp 2014
"1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần".
Theo quy định tại điều 23 quy định về nội dung hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu sau:
"1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề".
Do đó trong trường hợp này cần căn cứ vào điều lệ của công ty, quy chế nội bộ của công tycũng như hợp đồng lao động của Giám đốc nhân sự để căn cứ xem xét quyền hạn của Giám đốc nhân sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận