Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận. Đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ theo nội dung bản án, quyết định.
Hỏi:Gia đình bà D tranh chấp quyền sử dụng mộtmảnh đất thừa kế với bà N , qua nhiều lần khởi kiện, tòa án cấp phúc thẩm đã ra quyết định về việc phân chia đất đai là tài sản chung cho 2 gia đình. Tuy nhiên khi thi hành án, 2 gia đình đã thỏa thuận lại với nhau và phân chia, bồi thường bằng tiền mặt cho nhau khác với nội dung bản án.Biên bản thỏa thuận lại giữa 2 gia đình có sự ký tên của các bên và sự làmchứng của 2 cán bộ xã, biên bản cũng đã được đóng dấu giáp lai củaủy ban nhân dânxã. Nay, bà N tiếp tục có đơn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dich vô hiệu với lý do :Bà D dọa sẽ tự sát nếu bà N không thỏa thuận , và bà bị gia đình bà Dép buộc phải chia đôi số tiền án phí và lệ phí thi hành án; việc đo đạc và trao đổi đất không đúng với thỏa thuận. Đề nghị Luật sư tư vấn, thỏa thuận trên có hiệu lức không? (Phạm ThanhThảo - An Giang)
Luật gia Dương Thị Xuân Hòa - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Bản án phúc thẩm của tòa án nếu không có kháng nghị về việc giám đốc thẩm hay tái thẩm thìđược coi là phán quyết cuối cùng mà các bên phải có nghĩa vụ thực hiện theo.Tuy nhiên trên tinh thần tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong vụ án dân sự pháp luật cho phép việc các bêncó thể giải quyết bằng cách thỏa thuận thi hành án, căn cứ vào Điều 6 Luật Thi hành án dân sự như sau:
"1. Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận.
Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án.
2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định".
Trường hợp của anh (chị) nêu, theo khoản 1 điều 6 nêu trêntuy hai bên đã thỏa thuận về việc thi hành án phúc thẩm, nhưng thỏa thuận này không có hiệu lực pháp luật do có sự vi phạm pháp luật về sự tự nguyện trong giao dịch dân sự (thể hiện ở việc bà D cưỡng ép bà N thỏa thuận) và bên phía gia đình bà Dkhông thực hiện đúng thỏa thuận (đo đạc, chia sai đất). Vì vậy mà kết quả của thỏa thuận thi hành án dân sự trên không được công nhận, mặt khác,theo quy định tại khoản 2 điều 6 luật thi hành án dân sự, bà Ncó quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo đúng bản án mà tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận