-->

Giải thích pháp luật về thừa kế tài sản đất đai

Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ

Hỏi: Gia đình mẹ em có 5 anh em (2 cậu, 3 ). Những năm trước đây, do khó khăn nên gia đình em có vay của cậu thứ2 một khoản tiền là12 triệu đồng.Do làm ăn không khấm khá lên nên cậu có ý muốn gia đình em chuyển vườn đang ở sang cho cậu để trừ nợ. Cùng thời điểm hiện tại ông bà ngoại chúng em có để lại một mảnh vườn và không có di chúc. Ý muốn của các dì và các cậu là muốn gia đình em vào ở vị trí vườn của ông bà ngoại để lại, tại thời điểm đó giá mảnh đất nhà em khoảng 16 triệu, miếng đất của ông bà khoảng 4 triệu (trước đó gia đình em có vay 12 triệu của cậu thứ 2). Nếu gia đình em đổi vườn thì sẽ tương đương giá cùng với món nợ đã vay. Ở đây, vì sao cậu thứ 2 có quyền đổi, vì cậu thứ nhất nhà mẹ em không có con trai nên các dì và các cậu muốn cho cậu thứ 2 định đoạt mảnh vườn của ông bà. Trong nhiều năm liên tục, bố mẹ em và cậu thứ 2 không thỏa thuận xong, không ai chịuai mà bố mẹ em còn nợ cậu. Đến năm 2011, thời điểm đó, tuyến đường trước vườn nhà em chuẩn bị làm đường rộng thêm, cậu rất muốn đổi vườn để nhận tiền đền bù, vì trước đây có mang nợ nhà cậu nên gia đình em chấp nhận đổi vườn theo tự thỏa thuận. Bố mẹ em chuyển quyền sử dụng đất cho cậu theo hình thức cho tặng, ,các dì vàcác cậu chuyển quyền sử dụng đất của ông bà sang cho bố mẹ em theo hình thức từ chối thừa kế và sang tên cho bố mẹ em (trừ 5m làm nhà thờ). Vì giúp đỡ bố mẹ và cậu cho xong việc, tránh sự tranhcãi và và liên quan tới nợ nần em đã giúp bố mẹ và cậu làm hồ sơ, thủ tục làm hồ sơ cơ bản đầy đủ, hôm họp gia đình các dì và các cậu có mặt đầy đủ và ký vào biên bản họp gia đình(thống nhất trừ 5m làm nhà thờ, còn lại chuyển quyền thừa kế cho bố mẹ em). Tuy nhiên trong hồ sơ cho tặng và chuyển nhượng em đều ký giúp cho cậu vì họp gia đình xong cậu có việc không về được và bố mẹ nói nhờ em làm giúp. Sau thời gian đó các hồ sơ đã được thực hiện và nhà nước cấp giấy chứng nhận. Đến nay cậu em lại trở chứng kiện gia đình em tự xây dựng hồ sơ để chiếm đoạt đất của ông bà và tự làm hồ sơ giả kể cả biên bản họp gia đình mà cậu và các dì có tham dự tại ủy ban.

Em muốn hỏi, thông qua sự việc trên, gia đình mẹ em có họp gia đình, có thỏa thuận chuyển thừa kế sang cho bố mẹ em (trừ 5m làm nhà thờ) mọi ý nguyện đều được thể hiện trong văn bản họp gia đình và tất cả mọi người đều ký. Vậy văn bản đó có hiệu lực không?Trong hồ sơ cho tặng và hồ sơ thừa kế bố mẹ em có ký đăng ký nhận tài sản thừa kế, nhưng đất làm nhà thờ em có ký thay cho cậu, và hồ sơ nhà em cho tặng cậu đất em cũng ký cho cậu vì cậu không về được. Mục đích của em là giúp cho bố và cậu hoàn thành việc vay mượn và đổi đất. Vậy em có lỗi gì không nếu cậu kiện bố mẹ em? ( Nguyễn Hồng - Bình Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

1. Biên bản họp gia đình có hiệu lực hay không ?

Biên bản họp gia đình hoàn toàn có hiệu lực.

Tại điểm a.2 khoản 2.4 Mục I của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết dân sự̣, hôn nhân vàgia đình có quy định:

"Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ".

Và Khoản 2 Điều 681 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: "Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản".

Do đó, trong trường hợp của bạn, biên bản họp gia đình chính là thỏa thuận của các dì và các cậu - những người đồng thừa kế theo hình thức văn bản. Theo quy định của pháp luật thì văn bản thỏa thuận này không cần công chứng. Nênbiên bản họp của gia đình bạn có đầy đủ các thành viên tham gia và cóđầy đủchữ ký của mọi người là có đủ điều kiện để biên bản họp của gia đình bạn có hiệu lực pháp luật.

2. Việc bạn ký thay cho cậu trong hồ sơ tặng chovà hồ sơ nhận đất (di sản thừa kế của ông bà ngoại để lại)làm nhà thờ thì bạn có lỗi gì không?

Việc bạn ký thay cho cậu là trái với quy định của pháp luật.

Bởi bạn ký thay mà không có sự ủy quyền của cậu bạn. Cậu bạn có thể chứng minh chữ ký đó không phải của mình bằng cách giám định chữ ký. Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:

"Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này".

Do đó, cậu bạn hoàn toàn có quyền giám định chữ ký khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc này. Khi có kết luận giám định chữ ký đó không phải của cậu bạn thì hợp đồng nhận đất (hồ sơ nhận đất) sẽ vô hiệu.

Điều 132 BLDS 2005 quy định:

"Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình".

Trường hợp của bạn là hợp đồng vô hiệu do lừa dối.

Tuy nhiên đối vớibiên bản thỏa thuận chia thừa kế của gia đình bạn vẫn có hiệu lực nên khi hồ sơ nhận đất vô hiệu thì cậu bạn sẽ làm lại hồ sơ đó. Việc làm lại hồ sơ sẽ không ảnh hưởng đến phần thừa kế mà bố mẹ bạn được hưởng, trừ trường hợp những người được thừa kế thỏa thuận lại về việc chia di sản thừa kế.

Một điểm nữa đó là, nếu như giám định chữ ký thì hợp đồng tặng cho cũng sẽ vô hiệu bởi bạn cũng là người ký thay trong hợp đồng đó. Vì thế, nếu cậu bạn khởikiện vụ việcra Tòa thì bố mẹ bạn cũng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết cả hợp đồng tặng cho này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.