-->

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải làm gì?

Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên.

Hỏi: Cho tôi hỏi, Năm 2004, gia đình tôi được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận QSD đất để sử dụng vào mục đích đất ở tại đô thị. Lúc cấp Giấy thì gia đình tôi có 5 thành viên, bố tôi là người được đứng tên đại diện hộ gia đình trên GCN. Hiện tại, gia đình tôi muốn tặng cho QSD đất nói trên cho em trai bố tôi. Do đây là thửa đất thuộc khu vực đô thị nên khi làm thủ tục tặng cho thì tốn nhiều thuế thu nhập cá nhân.Theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT-TNMT ngày 19/5/2014 thì gia đình tôi có thể làm thủ tục đổi tên từ Hộ gia đình sang cho bố tôi được đứng tên trong GCN (tức là quyền sử dụng đất trên là thuộc tài sản riêng của bố tôi), gia đình tôi đã làm văn bản thỏa thuận là tài sản chung trên đã chuyển sang cho bố tôi, bố tôi toàn quyền được định đoạt tài sản đó và chúng tôi không có quyền gì về tài sản đó nữa. Vậy việc làm trên đáng hay sai? và chúng tôi phải làm gì để chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình sang cho bố tôi? (Hồng Trang - Ninh Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Bảo An- Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Điều 1 Thông tư24/2014/TT-TNMT ngày 19/5/2014, quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:"Thông tư này quy định về thành phần hồ sơ địa chính; hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; nội dung hồ sơ địa chính; việc lập hồ sơ địa chính và lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính từ dạng giấy sang dạng số; việc cập nhật, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính."

Như vậy theo quy định về đối tượng điều chỉnh nêu trên, thìthông tư này không quy định về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất củahộ gia đình sang cá nhân( là bố bạn)như bạn trình bày ở trên, mà chỉ quy định về thành phần hồ sơ địa chính và hồ sơ nộp khi thực hiện đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đai.

Điều 108 Bộ luật dân sựu 2005, quy định về tài sản chung của hộ gia đình như sau:"Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ".

Theo như quy định trên, thì đất được cấp cho hộ gia đình của bạn thìsẽ thuộc quyền sở hữu chung của tất cả các thành viên trong gia đình bạn, và việc xác định những người có quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình sẽ được xác định dựa vào sổ hộ khẩu( cụ thể ở đây là 5 thành viên).

Khoản 2, Điều 109, Bộ luật dân sự 2005, thì việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được quy định như sau:

2.việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồngg ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý".

Theonhư quy định trên, thì việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì phải được tất cả các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý. Như thế, để được chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đìnhsang cho bố của bạn thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các thành viên còn lại mà đủ 15 tuổi trở lên. Và việc đăng kýsang tên quyền sở dụng đất cho bố bạn thì sẽ theo quy định của luật đất đai.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.