-->

Đơn vị có nghĩa vụ nộp hồ sơ gộp sổ BHXH cho người lao động không?

Hiện nay cũng không có quy định về xử phạt đối với người sử dụng lao động có hành vi không gộp sổ BHXH cho người lao động.

Hỏi: Trước đây vợ tôi đã làm công nhân ở 2-3 công ty khác nhau. Hiện nay vợ tôi có làm công nhân cho 1 công ty, sắp sinh đẻ muốn nhận Bảo Hiểm thai sản. Các công ty cũ đã đóng BH được 1-2 tháng. Công ty hiện tại đóng liên tục được 6 tháng. Nay công ty hiện tại đang làm yêu cầu vợ tôi nhập chung vào 1 sổ BH. Bằng cách báo mất sổ cũ. Nhưng vợ tôi đã nộp sổ BH cũ cho công ty hiện tại. Vậy cho tôi hỏi việc nhập chung 1 sổ BH như vậy là trách nhiêm làm việc của Kế Toán công ty đúng không? Và nếu Kế Toán Công ty đó không làm mà bắt vợ tôi đi làm thì tôi có thể khiếu nại không? Và có thể khuyến nại thì khiếu nại ở đâu? Và vợ tôi đóng BH như vậy có được hưởng BH thai sản không? (Bùi Thế Anh - Thanh Hóa)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, vấn đề thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ về thai sản, hưu trí, ốm đau,...ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Căn cứ vào Quyết định 959/ /QĐ-BHXH: “1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN: 1.1. Kê khai và nộp hồ sơ: Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN kê khai lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này, nộp hồ sơ như sau: a) Tham gia lần đầu, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng: nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc. b) Các trường hợp cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: Người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc. Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. ) Người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng hoặc truy nộp BHXH sau khi về nước nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Nếu truy nộp thông qua đơn vị thì nộp cho đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài".

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do gộp sổ do người lao động tự làm hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm hoặc nộp thông qua đơn vị sử dụng lao động. Trường hợp người lao động nộp qua đơn vị thì đơn vị mới có trách nhiệm nhận hồ sơ và nộp kịp thời chocơ quan bảo hiểm xã hội. Như vậy đơn vị sử dụng lao động hay cụ thể là kế toán đơn vị không có nghĩa vụ phải nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm do gộp sổ cho người lao động nếu như người lao động không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp cho đơn vị. Do đó mà hiện nay cũng không có quy định về xử phạt đối với hành vi không gộp sổ bảo hiểm cho người lao động. Trường hợp của anh (chị) để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình anh (chị) có thể tự nộp hồ sơ hoặc chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đơn vị.

Thứ hai, về điều kiện nhận chế độ bảo hiểm thai sản. Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. 4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.

Vợ của anh (chị) đã đóng liên tục được 6 tháng liên tục trong 12 tháng trươc khi sinh sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Ngoài ra anh (chị) là chồng nếu có tham gia BHXH cũng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.