-->

Tranh chấp di sản thừa kế là giấy chứng nhận QSD đất

Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ, di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc sau.

Hỏi: Ban đầu, Bà nội chồng em sinh sống cùng gia đình nhà chồng em, song do những lời nói không tốt đẹp, xúi giục từ người chú kia mà Bà quyết định chuyển về sống cùng với chú (em trai ruột của Bố chồng em). Trong thời gian, Bà nội chồng em chuyển ra nhà chú, người chú này nói ngon ngọt, hón nịnh Bà viết di chúc, để sau khi bà mất thì đất đai tài sản cũng thuộc về tay chú ta. cuộc sống khó khăn, bà cũng ko được đối xử tốt, Bà lại chuyển về nhà chồng em ở.Bà mắc rất nhiều bệnh, được bố mẹ chồng em và vợ chồng em chăm sóc, khỏe lên nhiều, khi lúc bệnh của bà nặng, bà đã qua đời tháng 11 năm 2015. trước khi mất, bà cũng đã viết di chúc để lại tài sản là đất đai cho bên nhà chồng em. Em xin hỏi, khi hai cái di chúc tồn tại song song thì cái di chúc lập trước và lập sau, cái nào có hiệu lực? (Ngọc Nhi - Hải Dương)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 662 Bộ luật dân sự 2005quy định như sau:

“Điều662.Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ.

Như vậy, bà bạn đã lập hai di chúc, do đó di chúc sau đương nhiên có hiệu lực thay thế di chúc đã lập trước đó và di chúc được lập trước sẽ đương nhiên bị hủy bỏ.

Về hai giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được cấp, do bà nội bạn đã xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, cho nên giấy chứng nhận cũ kia đã đương nhiên không còn hiệu lực nữa.

Do di chúc mà bà bạn để lại sau là di chúc có hiệu lực. Mà trong nội dung của di chúc có ghi để lại quyền sử dụng đất đó cho gia đình chồng bạn. Và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó vẫn đang đứng tên bà nội bạn thì quyền sử dụng đất trên sẽ đương nhiên thuộc về nhà chồng bạn mà không phụ thuộc vào ai đang cầm giấy CNQSD đất.

Khi tiến hành khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai do thừa kế để lại, gia đình bạn có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ chủ yếu sau:

+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, CMTND, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;

+ Di chúc ( nếu có);

+ Giấy chứng tử cảu người để lại di sản thừa kế;

+ Bản kê khai các di sản;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai khước từ nhận di sản ( Nếu có).

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.