-->

Di chúc chung của vợ chồng cho con trai tuổi vị thành niên có được không?

Vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung vợ chồng cho con của mình và cần đảm bảo điều kiện có hiệu lực theo quy định pháp luật thừa kế theo di chúc

Hỏi: Vợ chồng tôi muốn lập di chúc thừa kế căn nhà đang ở cho hai con trai đang tuổi vị thành niên? Đề nghị Luật sư tư vấn, thủ tục pháp lý như thế nào? (Nguyên Tùng - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định:

Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung" (Khoản 1 Điều 29). Chính vì vậy, tài sản chung của vợ, chồng có thể cùng nhau định đoạt trong di chúc chung, điều này được pháp luật bảo vệ và tôn trọng.

Di chúc chung của vợ chồng: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung” (Điều 663). Di chúc chung của vợ chồng chỉ định đoạt tài sản chung, ngoài ra nếu vợ hoặc chồng có tài sản riêng thì họ có thể lập di chúc để định đoạt tài sản riêng này.

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình” (Điều 664). Trên tinh thần ghi nhận quyền tự định đoạt của người lập di chúc, pháp luật cho phép vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Ngoài ra, di chúc chung của vợ chồng cũng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc.

Di chúc hợp pháp: "Di chúc được coi là hơp pháp khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật" (Điều 652)

Về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Thông thường, di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, di chúc chung của vợ chồng thì chỉ có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết. Vì vậy, vợ chồng bạn có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung vợ chồng (căn nhà) cho hai con của mình và cần đảm bảo điều kiện có hiệu lực theo quy định trên thì khi người sau cùng chết di chúc sẽ phát sinh hiệu lực và được coi là căn cứ để chia di sản thừa kế cho các con.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.