-->

Đã qua bốn tháng thử việc nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng chính thức, có đúng luật không?

Điều 27 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian thử việc.

Hỏi: Ngày 09/04/2016 mình được nhận vào làm tại Công Ty Viễn Thông A, Vị trí Giám Sát Siêu Thị. Theo Hợp đồng thử việc mình kí với VTA ngày 09/04/2016 thì 2 tháng sau thì mình sẽ được kí hợp đồng lao động chính thức. Nhưng đến nay hơn 4 tháng rồi mình vẫn chưa được kí. Hỏi phòng nhân sự thì được trả lời là chưa được cấp trên trực tiếp đánh giá, và mình hỏi quản lí của mình thì nhận được trả lời là em không đạt thử thách thêm 30 ngày nữa. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy được kí hợp đồng, vẫn còn lương thử việc mặc dù đã là tháng thứ 4. Mong nhận được hồi đáp từ phía Công ty. (Lê Hải Yến - Thái Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 27 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:

"Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác."

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."

Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:

"1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động,người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động."

Bạn ký hợp đồng thử việc 2 tháng với công ty Viễn thông A. Tuy nhiên đến nay đã 4 tháng mà bạn vẫn chưa được ký hợp đồng lao động chính thức. Theo quy định của pháp luật thì thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Luật lao động không thừa nhận việc gia hạn thêm thời gian thử việc trong trường hợp thử việc không đạt yêu cầu, cho dù hai bên người lao động và người sử dụng lao động đều đồng ý.

Như vậy, đối với 1 công việc chỉ được thử việc 1 lần. Sau khi bạn kết thúc đợt thử việc 2 tháng, lúc này công ty sẽ giao kết hợp đồng với bạn khi nếu bạn đạt yêu cầu và có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc bất cứ lúc nào. Trường hợp bạn thử việc không đạt yêu cầu thì trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc 2 tháng, công ty sẽ thông báo bạn không đạt yêu cầu thử việc và bạn sẽ không tiếp tục thử việc nữa. Như vậy, việc công ty quy định thêm thời gian thử việc và việc công ty đã để bạn thử việc 4 tháng. Như vậy trong trường hợp này công ty đã vi phạm quy định của pháp luật.

Khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định về thử việc như sau:

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng laođộng khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu thử việc đối với người laođộng làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;

b) Không thông báo kết quả công việcngười lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việcquá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trongthời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

d) Kết thúc thời gian thử việc, ngườilao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trả đủ 100% tiền lương của côngviệc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1,Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”

Như vậy trường hợp của bạn, do công ty đã vi phạm quy định của pháp luật về thời hạn thử việc. Theo đó, công ty này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 với mức phạt là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho bạn.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.