-->

Con ngoài giá thú có được chia di sản của bố để lại không?

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.. vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật....

Hỏi: Bố của tôi có 02 vợ. Bà cả sinh được 04 người con gái, nhưng bố và bà cả đã ly thân nhiều năm, chưa ly hôn. Sau này lấy thêm mẹ của tôi, thì sinh được 02 người con trai. Hiện tại anh em sau này vẫn nhập khẩu vào số hộ khẩu của mẹ. Bây giờ hai anh em tôi đã lấy vợ, sinh con và muốn làm thủ tục chuyển khẩu vào sổ hộ khẩu của bố.

Khi lên ủy ban xã làm thủ tục chuyển khẩu thì xã đòi phải có giấy xét nghiệm ADN thì mới được chuyển khẩu. Trong khi đó người bố của tôi đã viết giấy xác nhận anh em là con ngoài giá thú nhưng vẫn không được chấp nhận. Đề nghị Luật sư tư vấn, cán bộ tư pháp xã làm như vậy có đúng không? Nếu trong trường hợp bây giờ làm thủ tục xác nhận là con nuôi để được nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của bố thì có được không? Nếu chẳng may sau này bố của tôi qua đời, ông có để lại di chúc cho chúng tôi được thừa kế hết đất đai tài sản của ông không? Trong trường hợp sau này các chị (con của bà cả) kiện ra tòa đòi chia tài sản thì các chị có được chia tài sản không? (Nguyễn Thị Thùy - Nam Định)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hoàng Văn Việt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về vấn đề nhận nuôi con nuôi: Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: “1. Trẻ em dưới 16 tuổi: 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi”. Do anh (chị) đã kết hôn tức là đã quá số tuổi để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi. Vì vậy để được nhập sổ hậu thì anh (chị) chỉ có thể nhập sổ hộ khẩu trong trường hợp con về ở với cha mẹ. Khi đó Ủy ban nhân dân xã sẽ yêu cầu cung cấp giấy xét nghiệm ADN để làm thủ tục này. Vì vậy, yêu cầu của họ là đúng quy định của pháp luật.

Về vấn đề thừa kế: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết . Do đó, trường hợp cha anh (chị) có ý muốn để lại toàn bộ đất đai cho hai anh em anh (chị) và điều đó được thể hiện trên di chúc hợp pháp thì hai anh em anh (chị) hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế. Tuy nhiên anh (chị) cũng cần lưu ý một số người vẫn được hưởng thừa kế di sản mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Theo đó thì người vợ cả của bố anh (chị) ( do chưa ly hôn) vẫn được hưởng 2/3 một suất thừa kế. Các chị của anh (chị) cũng có thể được hưởng 2/3 một suất thừa kế nếu thuộc diện không có khả năng lao động.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.