-->

Có cần phải đóng bảo hiểm xã hội người lao động giúp việc gia đình không?

Người sử dụng lao động giúp việc gia đình có nghĩa vụ rả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.

Hỏi: Tôi có sử dụng lao động giúp việc gia đình được khoảng 1 năm rồi. Tuy nhiên, tôi không đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc của gia đình tôi. Vậy tôi có vi phạm pháp luật không. Đề nghị luật sư tư vấn. (Lê Trang - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.

Luật gia Lưu Thị Ngọc Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 181 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

“1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.

2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.

3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.

4. Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thoả thuận.

5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.

6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.”

Theo quy định tại điều này, người sử dụng lao động giúp việc gia đình không phải đóng bảo hiểm cho người lao động giúp việc gia đình. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật trực tiếp cho người lao động để người tự lo bảo hiểm. Như vậy, bạn không có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người giúp việc gia đình nhưng phải trả trực tiếp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.