-->

Cách tính trợ cấp khi thôi việc?

Cách tính trợ cấp nghỉ việc áp dụng theo Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng đãn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

Hỏi: Ngày 01.01.2015 Chú Nguyễn Văn A nơi Công ty tôi đang công tác xin nghỉ việc, thời gian công tác của chú từ Tháng 05.1996 đến Tháng 01.2015, hệ số bình quân 6 tháng trước khi chú nghỉ việc là 4,2; công ty tôi trước đây là nhà nước đến năm 2003 công ty cổ phần hóa. Phòng nhân sự tính trợ cấp nghỉ việc cho chú A làm 2 giai đoạn: Gđ1: thời gian công tác từ T05/1996 đến T12/2002 là 6 năm 8 tháng được làm tròn 7 năm, tiền=2,45*210.000*1/2*7=1.800.750 đ. Gđ2: tính từ T1/2003 đến 31/12/2008 là 6 năm, tiền=4,2*1.050.000*1/2*6=13.230.000 đ. Tổng hai giai đoạn là:1.800.750+13.230.000=15.030.750 đ. Còn từ T01/2009 trở đi là 6 năm BHTN chi trả. Đề nghị Luật sư tư vấn, cách tính như vậy có đúng không? nếu không thì cách tính đúng như thế nào? (Việt Anh - Phú Thọ)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 14 Nghị định số 05/2015/ NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng đãn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:

"1. Người sử dụng lao động có tráchnhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộluật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao độngđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động có tráchnhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập,hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật Lao động.

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảohiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được ngườisử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việcthực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việccho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thờigian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động;thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấpthôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc".

Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định trợ cấp thôi việc như sau:

"1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc".

Theo đó, dựa theo cách tính quy định của pháp luật, bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp từ Tháng 01/2009. Vậy khoảng thời gian anh (chị) đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ do trung tâm giới thiệu việc làm chi trả mà không thuộc vào trợ cấp thôi việc công ty chi trả cho anh (chị). Theo như anh (chị) cung cấp thì tiền lương binh quân của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là 4,2. Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian anh (chị) làm việc thực tế (05/1996 đến Tháng 01/2015) trừ - thời gian anh (chị) tham gia bảo hiểm thất nghiệp (T01/2009 -> T01/2015) bằng = khoảng thời gian từ 05/1996 đến 31/12/2008.

Mức hưởng mỗi năm = 1/2 tháng tiền lương.

Thời gian từ 05/1996 đến 31/12/2008 là 12 năm 8 tháng, 8 tháng sẽ được tính tròn 1 năm. Vậy nên thời gian hưởng trợ cấp là 13 năm, mỗi năm được 1/2 tháng lương.

Mức hưởng trợ cấp thôi việc = 1/2 * 13 * mức bình quân tiền lương 6 tháng trước khi nghỉ việc.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.