-->

Bố mẹ cho nhà bây giờ vợ chồng ly hôn, con rể đòi chia có được không?

Tài sản chung vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi một vấn đề: Trong buổi họp gia đình, vợ chồng ông Hải tuyên bố sẽ cho vợ chồng con gái một căn nhà cùng toàn bộ tài sản có trong căn nhà đó. Nhưng sau đó vợ chồng ly hôn mà chưa chuyển quyền chuyển sở hữu căn nhà, tại phiên tòa con rể đòi chia căn nhà thì có được không? (Thanh Hằng - Bình Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Điều 167 và 168 Bộ luật Dân sự quy định đăng ký quyền sở hữu tài sản như sau:

"Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản

"1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Trong trường hợp này, ông Hải chỉ tuyên bố với gia đình là tặng cho vợ chồng con gái một căn nhà và tài sản có trong căn nhà đó nhưng ông Hải lại chưa tặng cho, chuyển giao trên thực tế. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì nhà là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu, trong trường hợp này việc tặng cho thực tế chưa xảy ra đo đó vợ chồng người con gái cũng chưa thể đăng ký quyền ở hữu được. Vì vậy, người con rể không có quyền yêu cầu chia căn nhà này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.