-->

Bị tai nạn khi làm thêm ngoài giờ có được coi là tai nạn lao động?

Tai nạn được coi là tai nạn lao động khi xảy ra tại nơi làm việc, trong giờ làm việc; ngoài giờ làm việc hoặc trong giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Hỏi: Bạn tôi là nhân viên sửa chữa máy. Tuần trước vì muốn sửa cho xong một cái máy bị hư mà ở lại làm thêm giờ nhưng không báo trước với công ty, sau đó bạn tôi không may bị điện giật dẫn đến thương tật 50%, khi yêu cầu công ty chi trả chế độ thì bị từ chối vì cậu ta làm ngoài giờ làm việc nên không được coi là tai nạn lao động. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp bạn tôi có được coi là tai nạ lao động không? ( Tuấn Anh - Bắc Giang).
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về Tai nạn lao động như sau:
“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.”

Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau: khi xảy ra tại nơi làm việc, trong giờ làm việc; ngoài giờ làm việc hoặc trong giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trường hợp bạn anh bị tai nạn dù không trong giờ làm việc nhưng là thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động nên vẫn được coi là tai nạn lao động.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.