-->

Bị tai nạn trên đường về nhà có phải tai nạn lao động không?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Hỏi: Tôi hiện đang là công nhân trong một công ty xây dựng, công ty tôi kết thúc giờ làm việc vào 05h30 chiều. Ngày 27/10, do trời bão nên chúng tôi xin nghỉ sớm lúc 02h30 để tránh bão. Tuy nhiên, trên đường về nhà thì chúng tôi bị tai nạn. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp của chúng tôi có được xem là thời gian hợp lý để hưởng chế độ tai nạn lao động không? (Nguyễn Lý – Bình Dương)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Thuỳ - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về “Tai nạn lao động” như sau: “1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc. 2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. 3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ”

Điều 12 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định về “Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng” như sau: “1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc. 2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở. 3. Tai nạn lao động được phân loại như sau: a) Tai nạn lao động chết người; b) Tai nạn lao động nặng; c) Tai nạn lao động nhẹ. 4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động”.

Như vậy, pháp luật quy định rõ, người lao động chỉ được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Trường hợp của anh (chị), việc các công nhân xin nghỉ sớm với lý do tránh bão, và thời gian di chuyển từ công ty về nhà là không vì mục đích thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, nên trường hợp này không được coi là tai nạn lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.