-->

Ðại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về điều kiện

Đối với người được đại diện. Theo BLDS Ðiều 23 khoản 1, thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và bị Toà án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan.

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhất thiết phải là người đã thành niên: nếu người chưa thành niên đủ 15 tuổi, đang tự mình quản lý tài sản mà có hành vi phá tán, thì, một cách hợp lý, chỉ cần tăng cường chế độ giám hộ.

Đối với người đại diện. Người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhất thiết phải có đủ điều kiện như một người giám hộ, dù luật không quy định rõ, bởi người này sẽ đảm nhận các chứ năng tương tự người giám hộ. Người này được chỉ định theo một quyết định của Toà án (Ðiều 23 khoản 2). Thông thường, nếu người bị hạn chế năng lực hành vi có vợ (chồng), thì người đại diện là vợ chồng; trong trường hợp người này không có vợ (chồng) thì người đại diện là một người thân thuộc.

Về thủ tục. Cũng như tình trạng mất năng lực hành vi, tình trạng hạn chế năng lực hành vi không đương nhiên được thiết lập một khi có đủ các yếu tố khách quan. Cần có một vụ kiện trước Toà án và có một quyết định tư pháp. Theo Bộ luật TTDS Điều 35 khoản 2 điểm a, Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi cư trú của người dự kiến bị đặt vào tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi.

Là một quyết định tư pháp được tuyên theo đúng pháp luật về tố tụng dân sự, bản án đặt một người vào tình trạng bị hạn chế năng lực hành vi có thể bị kháng cáo, kháng nghị và được xét lại theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm,.. Đăng ký ? Luật hoàn toàn không có quy định về việc đăng ký việc hạn chế năng lực vi, như trường hợp đăng ký việc giám hộ. Người ta không hiểu bằng cách nào, tình trạng hạn chế năng lực hành vi của một người được công bố cho người thứ ba. Điều này có thể khiến cho tình trạng hạn chế năng lực hành vi của một người trở nên không minh bạch và là một bẫy rập đối với xã hội: người đại diện giấu mặt có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào để quấy rối bên giáo dịch với người bị hạn chế năng lực hành vi.

Thứ hai, cơ chế đại diện

Giám sát và cho phép. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không hoàn toàn mất năng lực hành vi dân sự. Cũng như người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, các giao dịch khác đều chỉ có thể được xác lập và thực hiện với sự đồng ý của người đại diện (Ðiều 23 khoản 2).

Phạm vi đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do Toà án quyết định (cùng điều luật). Kết hợp các quy định liên quan, ta kết luận rằng các giao dịch mà người bị hạn chế năng lực hành vi được phép xác lập, tự mình hoặc có sự đồng ý của người đại diện, bao gồm: các giao dịch nhỏ, các giao dịch mà đương sự không thể giao cho người khác thực hiện, dù không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, và các giao dịch mà người đại diện được phép thực hiện dưới danh nghĩa của đương sự trong phạm vi đại diện do Toà án xác định.

Không như người giám hộ, người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không chịu sự giám sát của UBND địa phương nơi cư trú trong quá trình thực hiện việc đại diện. Người được đại diện, về phần mình, có nơi cư trú của mình chứ không được coi như có nơi cư trú tại nơi cư trú của người đại diện, như người giám hộ. Tất cả những điều này có thể được lý giải bởi việc người bị hạn chế năng lực hành vi không mất khả năng nhận thức và không bị mất quyền năng tự mình xác lập giao dịch như người mất năng lực hành vi.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Luật không có quy định riêng về quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Có lẽ người này có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ trong phạm vi đại diện do Toà án quyết định (Ðiều 23 khoản 2), được vận dụng trong điều kiện giao dịch nhân danh người bị hạn chế năng lực hành vi vẫn do người sau này xác lập. Song, người này không có trách nhiệm xác định tình trạng tài sản của người được đại diện. Một cách hợp lý, người đại diện cũng có thể được thay đổi, nhưng luật không có quy định về những trường hợp được phép thay đổi người đại diện và, do đó, không dự liệu các thủ tục về chuyển giao quyền đại diện. Việc đại diện chấm dứt trong trường hợp người được đại diện chết hoặc được khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Chế tài trong trường hợp giao dịch không hợp lệ. Cũng như trong trường hợp các giao dịch do người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi xác lập mà không phù hợp với các quy định của pháp luật, giao dịch do người bị hạn chế năng lực hành vi thực hiện không đúng luật có thể bị tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của của người đại diện (Điều 130). Thực ra, điều luật được viết không rõ ràng lắm; tuy nhiên, có thể thừa nhận ý chí của người làm luật là như thế.

Thời hiệu khởi kiện là hai năm từ ngày giao dịch được xác lập (Điều 136 khoản 1).

Tổ bộ môn Luật Dân sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình,tổng hợp


Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn 19006198.