Viên chức tự ý nghỉ việc 08 ngày trong một tháng là đã đủ điều kiện để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Phòng tranh tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trong trường hợp của bạn, viên chức tự ý nghỉ việc 08 ngày trong một tháng là đã đủ điều kiện để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Tuy nhiên, việc áp dụng xử lý kỷ luật lao động là do người có thâm quyền được pháp luật quy định tại Điều 14 Nghị định số27/2012/NĐ-CP: "Thẩm quyền xử lý kỷ luật -1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. -2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. -3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ xử lý kỷ luật về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền. -4. Đối với viên chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức. Nếu đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật".
Như vậy, việc cơ quan bạn không xử lý kỷ luật đối với viên chức là không đúng với quy định của pháp luật về viên chức.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP thì:
"Các hình thức kỷ luật -1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: (a) Khiển trách; (b) Cảnh cáo; (c) Buộc thôi việc. -2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: (a) Khiển trách; (b) Cảnh cáo; (c) Cách chức; (d) Buộc thôi việc".
Như vậy, hình thức kỷ luật viên chức không có quy định về phạt tiền, trừ lương. Do vậy, việc làm của cơ quan bạn là trừ lương thay vì xử lý kỷ luật buộc thôi việc là làm sai quy định của pháp luật.
- Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
- Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận