Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử về cùng một tội danh theo cùng một điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy quy định.


Các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm

Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện

Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử về cùng một tội danh theo cùng một điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy quy định.

Tất cả những người trong đồng phạm cùng phải chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng của vụ án nếu họ đều biết.

Phải tuân thủ các nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu TNHS, quyết định hình phạt đối với loại tội mà họ đã tham gia thực hiện.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện trong đồng phạm

Những người trong đồng phạm không phải chịu tránh nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác, nếu hành vi vượt quá là tình tiết định khung tăng nặng hoặc cấu thành tội độc lập.

Những tình tiết tăng nặng, hoặc giảm nhẹ, hoặc miễn TNHS, miễn hình phạt thuộc riêng người nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu TNHS.

Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người nào trong đồng phạm thì chỉ miễn
TNHS đối với người đó.

Nguyên tắc cá thể hoá TNHS

TNHS của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào mức độ tham gia (mức độ đóng góp) thực tế của họ vào việc thực hiện tội phạm. Ví dụ: Số vốn góp để buôn bán hàng cấm.

TNHS của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào tính chất của hành vi của họ khi tham gia vào việc thực hiện tội phạm (hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi thực hành, hành vi giúp sức).
 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

2. Một số vấn đề khác liên quan đến việc xác định TNHS trong đồng phạm


Đối với các tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt chỉ cần người thực hành thoả mãn các đặc điểm về chủ thể đặc biệt còn những người đồng phạm khác không nhất thiết phải thoả mãn các đặc điểm của chủ thể đặc biệt.

Vấn đề xác định TNHS ở các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạt

Nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào thì họ phải chịu TNHS ở giai đoạn đó.

Nếu người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục thì chỉ riêng người có hành vi xúi giục phải chịu TNHS về tội đã xúi giục ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Người giúp sức có hành vi giúp sức cho người khác để thực hiện tội phạm, nhưng người này đã không sử dụng sự giúp sức đó hoặc sử dụng vào việc thực hiện một tội phạm khác, thì người có hành vi giúp sức phải chịu TNHS về tội định giúp sức.

Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Nếu người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì các điều kiện đặt ra như trường hợp phạm tội riêng lẻ. Những người đồng phạm khác phải chịu TNHS về tội người thực hành đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, tuỳ thuộc vào thời điểm người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Về thời điểm: Phải dừng lại việc thực hiện tội phạm trước khi người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.

- Phải có hành vi tích cực làm mất tác dụng của những hành vi trước đó để ngăn chặn tội phạm như: báo cho người bị hại để phòng ngừa. Giao, nộp súng cho cơ quan chức năng

3. Những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội độc lập


Tội che giấu tội phạm là trường hợp người phạm tội tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện điều tra xử lý người phạm tội.

Tội che giấu tội phạm có 4 đặc điểm sau:
  • Không có sự hứa hẹn trước. (nếu hứa hẹn trước sẽ trở thành đồng phạm về tội mà người được che giấu đã thực hiện).
  • Chỉ thực hiện sau khi tội phạm kết thúc.
  • Luôn thực hiện bằng hành động.
  • Chỉ cấu thành tội này theo điều 313 BLHS.

Tội không tố giác tội phạm là trường hợp một người biết tội phạm đang được chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác.

Như vậy, tội không tố giác tội phạm có những đặc điểm sau:
  • Luôn thực hiện bằng không hành động.
  • Có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình thực hiện tội phạm mà người kia đã hoặc đang hoặc sẽ thực hiện.
  • Chỉ cấu thành tội này theo Điều 313 BLHS.
Chú ý: Nếu người không tố giác là ông bà, cha mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp không tố giác tội xâm phạm An ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 314 BLHS.

Ví dụ: Khoản 4, Điều 113 BLHS tội cướp tài sản.

Đây là nội dung mới trong BLHS 1999 so với BLHS 1985. Việc sửa đổi này ghi nhận mối quan hệ tình cảm gia đình là nét đặc trưng của truyền thống văn hoá á Đông, trên cơ sở kế thừa luật Hồng Đức, luật Nga 1996.

Các đối tượng trên chỉ được miễn TNHS đối với trường hợp không tố giác tội phạm vì loại tội phạm này thực hiện bằng không hành động mang tính thụ động. Còn với hành vi che giấu tội phạm thì họ không được miễn TNHS vì loại tội này nó thể hiện sự chủ động, tích cực của người phạm tội thường gây khó khăn cho việc phát hiện, xử lý tội phạm.

Tổ bộ môn Luật Hình sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình,tổng hợp


  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.