-->

Phân loại các hình thức đồng phạm

Phân loại các hình thức đồng phạm dựa vào các dấu hiệu chủ quan và khách quan của tội phạm.

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm….

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định của pháp luật về đồng phạm

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự) quy định về đồng phạm như sau: "1- Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3- Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm; Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4- Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành" (Điều 17).

Các loại người đồng phạm

Người đồng phạm được quy định tại Khoản 3 Điều 17 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, bao gồm 04 loại sau:

(i) Người thực hành:
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người thực hành có hai dạng:

Dạng 1: Tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (như trực tiếp thực hiện hành vi đâm, bắn).

Dạng 2: Không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan mà có hành vi tác động đến người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan. Nhưng người bị tác động là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan không phải chịu trách nhiệm hình sự. Chúng thuộc các trường hợp phổ biến sau:

- Do người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hình sự (Ví dụ: Thuê em bé 13 tuổi đưa thuốc phiện qua biên giới).

- Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý (Ví dụ: Trường hợp gửi quà trong đó có thuốc phiện mà người vận chuyển không biết đó là thuốc phiện).

- Họ bị cưỡng bức về tinh thần trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

(ii) Người tổ chức:Người tổ chức bao gồm 3 loại người như sau:

- Người chủ mưu: Là người chủ động về mặt tinh thần gây ra việc thực hiện tội phạm.

- Người cầm đầu: Là người đứng ra thành lập các băng nhóm phạm tội hoặc có hành vi tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn.

- Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển hoạt động của các băng nhóm phạm tội.

(iii) Người xúi giục:Người xúi giục là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người xúi giục có 2 đặc điểm sau:
(i) Tác động đến tư tưởng người khác bằng thủ đoạn kích động, dụ dỗ thúc đẩy khiến người này hình thành ý định phạm tội; (ii)Hành vi xúi giục phải nhằm vào một, một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định.

(iv) Người giúp sức:Người giúp sức là người tạo điều kiện về vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm.

Người giúp sức có 2 dạng như sau:

- Giúp sức về vật chất: Là dạng cung cấp công cụ, phương tiện cho người khác sử dụng để thực hiện tội phạm.

- Giúp sức về tinh thần: Như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình hoặc hứa hẹn trước sẽ che giấu tội phạm hoặc hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tang vật.

Sự khác nhau giữa những loại người trong đồng phạm được thể hiện như sau:

Người giúp sức

Người xúi giục

- Chỉ tham gia sau khi ngưi thực hành có ý định phm tội.

- Tham gia trước khi người thực hành ý định phm tội.

Người xúi giục

Người chủ mưu

- Chỉ tham gia trước sau khi ngưi thực hành cố ý định phạm tội.

- Người thực hành quyết định việc có hay không thực hiện tội phm.

- Tham gia trong suốt quá trình (trước trong sau khi) người thực hành thực hiện ti phm.

- Ni chủ mưu đóng vai trò quyết định việc thực hiện hay không thực hiện tội phm của người khác.


Phân loại các hình thức đồng phạm

(i) Phân loại theo ý thức chủ quan

- Đồng phạm có thông mưu trước: Là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm đã có sự thoả thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực hiện.

- Đồng phạm không có thông mưu trước: Là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm không có sự thoả thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực hiện.

(ii) Phân loại theo dấu hiệu khách quan

- Đồng phạm đơn giản: Là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia vào vụ đồng phạm đều với vai trò là người thực hành.

- Đồng phạm phức tạp: Là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người là người thực hành còn lại những người khác với vai trò là người tổ chức hoặc người xúi giục hoặc người giúp sức.

Hai cách phân loại trên chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận.

(iii) Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan và khách quan

- Phạm tội có tổ chức:Phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm. (Khoản 3, Điều 20 Bộ luật Hình sự).

Như vậy, đặc điểm của phạm tội có tổ chức là sự cấu kết chặt chẽ giữa những người trong đồng phạm.

Sự cấu kết chặt chẽ tức là chỉ mức độ liên kết cao hơn, chặt chẽ hơn về khách quan và sự phân hoá vai trò nhiệm vụ về chủ quan của mỗi người trong đồng phạm.

Ranh giới xác định như thế nào là sự câu kết chặt chẽ chỉ mang tính tương đối. Thực tiễn thừa nhận các trường hợp sau là phạm tội có tổ chức:

1- Những người đồng phạm đã tham gia vào tổ chức phạm tội như Đảng phái chống chính quyền nhân dân, băng ổ trộm, cướp.

2- Những người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước.

3- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã thực hiện theo kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo.

Trường hợp đồng phạm khác: Ngoài trường hợp phạm tội có tổ chức.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].