-->

Tư vấn xin chấm dứt quan hệ cha con ngoài giá thú

Luật sư tư vấn hôn nhân...

Hỏi: Đến khi em sinh con bố mẹ anh ấy đến và muốn xin nhận cháu và hứa sẽ cùng anh ấy chăm sóc và dạy dỗ cháu, em nghĩ cũng không muốn con mình khổ nên đồng ý cho anh ấy được nhận con ngoài giá thú. Nhưng đến bây giờ khi con gái em gần 3 tuổi thì tính đến gặp mặt con thì được 2 đến 3 lần và tiền chu cấp thì có tháng có, có tháng không. Anh ấy và gia đình đã không quan tâm và chăm sóc con em như đã hứa.Vậy em xin hỏi luật sư, bây giờ em có thể từ chối không cho anh ấy làm cha của con em nữa có được không? (Hùng Tú - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ điều 9 của luật HNGĐ:"Điều9. Đăng ký kết hôn1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn".

Vì vậy, nếu hai bạn không đăng ký kết hôn mà có con thì con của hai bạn được coi là con ngoài giá thú.

Vấn đề của bạn liên quan đến việc cấp dưỡng cho con ngoài giá thú. Theo quy định tại điều 4 Luật BV,CSGDTE 2004 thì “Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, người đàn ông là bố đứa trẻcó nghĩa vụ cấp dưỡng cho đứa con của anh ta với bạn.

Tại khoản 2 đều 107 của Luật HNGĐ quy định: "Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.Trong trường hợp khởi kiện tại tòa án, thì Tòa có thể áp dụng biện pháp buộc người đàn ông này thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.Ngoài ra, tại điều 152 BLHS 1999 có quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Điều 15 luật HNGĐ quy định quyền lợi và nghĩavụ đối với con chung của nam nữ chưa kết hôn cũng sẽ giống như những cặp nam nữ đã kết hôn:"Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hônQuyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.