-->

Thủ tục kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con khi trên giấy khai sinh chỉ ghi tên mẹ mà không có tên cha.

Hỏi: Hiện nay con tôi đã gần 4 tuổi, trên khai sinh mang họ mẹ và để trống tên cha. Từ ngày tôi mang thai, sinh con đến nay, cha đứa bé không hề quan tâm, cấp dưỡng cho con. Vì vậy, tôi muốn nhờ pháp luật can thiệp buộc anh ta phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tôi muốn kiện ra tòa yêu cầu anh ta cấp dưỡng cho con. Vậy tôi phải hoàn tất các thủ tục gì, ở đâu? Tôi có đầy đủ email, tin nhắn và một số hình ảnh chứng minh anh ta là cha đứa trẻ từ lúc bé mới chào đời đến thời điểm này, hoặc nếu cần tôi chấp nhận xét nghiệm ADN để xác nhận cha cho con (Nguyễn Hiền - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định không phân biệt đối xử với trẻ em: "Trẻ em , không phân biệt trai, gái, còn trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, còn chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, toon giáo, thành phần, địa vị, xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật".

Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con:

"1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình".

Con gái của bạn là con ngoàigiá thú của người đàn ông kia nhưng theo quy định của pháp luật, không có sự phân biêt giữa con trong giá thú với con ngoài giá thú, con chung với con riền, con đẻ với con nuôi. Con bạn là con của người đàn ông kia nên anh ta có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ. Nếu anh ta không trực tiếp nuôi dưỡng thì anh ta phải có nghĩa vụ cấp dướng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:

"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con".

Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mức cấp dưỡng:

"1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

Nếu anh ta không đồng ý cấp dưỡng cho con, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu anh ta thực hiện việc cấp dưỡng cho con

Đầu tiên, bạn phải nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu bị đơn cư trú và làm việc ở hai nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể nộp đơn khởi kiện đến một trong hai nơi đó. Nội dung đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

Thứ hai, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai tiền tạm ứng án phí trong trường hợp bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án.

Sau khi Tòa ra bản án buộc anh ta phải cấp dưỡng cho con,anh ta có trách nhiệm cấp dưỡng cho con kể từ khi bản án buộc anh ta phải cấp dưỡng có hiệu lực pháp luật và không phải trả số tiền cấp dưỡng trở về trước đó.

Nếu bản án của Tòa đã có hiệu lực pháp luật nhưng anh ta vẫn trốn tránh không cấp dưỡng thì bạn có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự buộc anh ta phải thực hiện. Nếu anh ta vẫn không thực hiện, hành vi của anh ta có thể sẽ cấu thành Tội từ chối, trốn tránh nghĩavụ cấp dưỡng và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.