-->

Tư vấn về việc đòi tiền thuốc men, chi phí ăn uống và tiền phụ cấp?

Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình:Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc...

Hỏi: Tôi là con trai thứ 3 trong nhà có 5 anh chị em.Lúc cha mẹ tôi còn sống tôi là người đứng ra làm nuôi cha mẹ,kể cả lo luôn cho anh em trong nhà ngay cả chi phí thuốc thang hàng ngày của cha mẹ tôi đều gánh vác, nói tóm lại tôi là trụ cột trong gia đình. Nghề tôi làm là do ba tôi truyền lại cho tôi vào năm 1996 khi đó sức khỏe ba mẹ tôi yếu vì bệnh nan y.Đầu năm ngoái tôi phát hiện mình bị ung thư nênba tôi kêu nghỉ để điều trị trong khi tôi là trụ cột gia đình giờ nghỉ sẽ vào bế tắc đủ mọi chi phí. Tôicó nghe ông anh hai tôi muốn nghỉ chỗ làm để tìm chỗ khác (ông anh làm chỗ cũ mườimấy năm rồi nghỉ qua chỗ mới có 2 tháng giờ muốn nghỉ nữa), cho nên tôi có đề nghị ông anh tôi có làm không tôi giao lại cho làm thì ông anh tôi đồng ý. Lúc đó ổng làm thu tiền vô đưa tôi ,tôi có nói mọi thu chi ổng tự quyết nhưng ổng không chịu vì ổng biết chi phí kiếm hàng tháng không đủ chi vì chi phí khám trị bệnh của cha mẹ và tôi ổng không kham nổi. (Ba bệnh hen suyễn mãn tính, mẹ chạy thận do di chứng tiểu đường). Sau đó tháng 8 âm lịch năm ngoái mẹ tôi mất,tôi 1 mình đứng ra lo hậu sự ,chị em có giúp chút đỉnh tiền, còn ông anh thì không, rồi tháng 4 âm lịch năm nay ba tôi cũng mất. Từ chi phí bệnh viện cho tới hậu sự của ba tôi ông anh không hề lo. Rồi từ khi ba tôi mất luôn thì ổng 1 mình nắm hết không đưa tôi đồng nào để tôi lo thuốc thang cho tôi và ăn sáng (tiền thuốc không 1 tháng 4 triệu,chi phí khác nữa ...) vì giờ không còn chi phí tiền điều trị của cha mẹ (1 tháng 10 mấy triệu tiền thuốc của 2 ông bà). Rồi ông đi riêu rao đâm chọt 2 đứa em và ngoài đường nói tôi ăn không ngồi rồi. Tôi mới mời người lớn nội ngoại 2 bên để họp nói chuyện 3 mặt 1 lời thì chú tôi có nói lúc ba tôi còn sống,có nói với chú tôi rằng tài chính vẫn để tôi nắm và vẫn y cũ hàng tháng trả lương cho ông 8 triệu đồng như từ khi ông mới làm, và mọi người lớn cùng với tất cả anh chị em đồng ý nhưng khi tan họp rồi cho tới giờ ổng không thực hiện như cuộc họp gia đình. Giờ tôi cũng mệt mỏi vì sống trong gia đình như vậy tôi muốn hỏi giờ tôi có quyền thuốc men và chi phí ăn uống của tôi và tiền phụ cấp cho con tôi được không. (tôi có 1 đứa con trai 13 tuổi đang ở với mẹ, đã ly dị). Và câu hỏi thứ 2 nếu như ông không đồng ý thực hiện như đưa tiền hàng tháng cho tôi thì tôi có quyền đòi bán nhà để chia cho 5 người con Và 1 bà nội không?Theo như người lớn nội ngoại 2 bên là nghề gia đình là của chung,cho nên phải có trách nhiệm lo tiền thuốc thang cho tôi và tiền chu cấp ăn học cho con tôi, với tiền sinh hoạt phí của tôi. (Nguyễn Gia - Lạng Sơn)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1,Tôi có quyền thuốc men và chi phí ăn uống của tôi và tiền phụ cấp cho con tôi được không. (tôi có 1 đứa con trai 13 tuổi đang ở với mẹ, đã ly dị)

Theo quy định của pháp luật thìbạn không có quyền đấy vì anh hai của bạn không có nghĩa vụ phải trả hết tiền thuốc men và chi phí ăn uống sinh hoạt hằng ngày của bạn được.Vì anh đấy không phải có nghĩa vụ hay trách nhiệm gì với những yêu cần như trên của bạn, anh ấy chỉ có nghĩa vụ chăm sóc và giúp đỡ bạn như theo quy định tại Điều 41 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định,chứ bạn không được có yêu cầu về tiền thuốc men chữa bệnh cho mình được

"Điều41.Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình:Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam;Con, cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà".

2, Câu hỏi thứ 2 nếu như ông không đồng ý thực hiện như đưa tiền hàng tháng cho tôi thì tôi có quyền đòi bán nhà để chia cho 5 người con và 1 bà nội không ? Theo như người lớn nội ngoại 2 bên là nghề gia đình là của chung, cho nên phải có trách nhiệm lo tiền thuốc thang cho tôi và tiền chu cấp ăn học cho con tôi, với tiền sinh hoạt phí của tôi.

Pháp luật có quy định rất rõ là trước phảituân tuân thủ sự thỏa thuận của các bên.Theo chúng tôi trước tiên bạn phải thỏa thuận với anh mình hằng tháng làm việc( ở đây gia đình bạn là làm nghề truyền thống của gia đình),anh bạn phải đưa tất cả số tiền,sổ sách trong làm ăn cho bạn và hằng tháng bạn sẽ phải trả anh bạn theo như thỏa thuận từ trước là mỗi tháng trả cho anh hai bạn 8 triệu tiền làm.vì vậybạn lên làm thủ tục đứng tên trên tất cả các giấy tờ với ngành nghề truyền thống của gia đình bạn đó( tức là bạn sẽ là người đại diện hay chủ sở hữu của ngành nghề đó theo như lúc trước khi chết ba bạn đã để lại là giao ngành nghề truyền thống này cho bạn (đã có chú bạn làm chứng).Còn nếu như anh bạn không thực hiện thì bạn có thể yêu cầu chia thừa kế.Việc chia thừa kế phụ thuộc vào nội dung di chúc của cha,mẹ bạn để lại còn nếu không có di chúc thì chia theo pháp luậtTheo quy định củabộ luật dân sự. Cụ thể:

"Điều 646. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.