-->

Tư vấn về trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

Đối với trường hợp người phải thi hành án gặp khó khăn mà không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án thì người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án.

Hỏi: Sau khi ly hôn đã có quyết định của tòa án và cơ quan thi hành án, tôi là người trực tiếp nuôi con, tiền cấp dưỡng nuôi con của chồng tôi là 600.000 đồng/tháng. Sau một năm, chồng tôi không thực hiện cấp dưỡng nuôi con lần nào, và tôi cũng đã gửi đơn yêu cầu cấp dưỡng lên cơ quan thi hành án, nhưng bên cơ quan thi hành án trả lời là chồng cũ tôi không có khả năng cấp dưỡng cho con. Nhờ Luật sư tư vấn, có chế tài nào áp dụng trong trường hợp chồng cũ tôi không thực hiện cấp dưỡng không? (Ngọc Anh - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thời hạn hoãn thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật thi hành án dân sự là 3 tháng.

Đối với trường hợp chồng cũ của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quyết định, bản án của Tòa án nhưng không thực hiện nghĩa vụ này, bạn có quyền gửi đơn yêu cầu thi hành án tới chi cục thi hành án tại nơi bạn đang cư trú. Đối với trường hợp người phải thi hành án gặp khó khăn mà không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án thì người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án.

Trường hợp không được hoãn thi hành án nhưng vẫn từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi từ chối hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Ngoài ra trong trường hợp có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng vẫn cố tình từ chối hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự với khung hình phạt là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.