Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì mới bị coi vi phạm pháp luật
Hỏi: Vợ chồng tôi ly hôn từ năm 2015 và tòa xử cho vợ tôi nuôi con còn mỗi tháng tôi phải chu cấp 1.000.000đ/tháng. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây thu nhập của tôi rất bấp bênh, điều kiện kinh tế không thể đáp ứng được mức trợ cấp mà Tòa đã tuyên. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu tôi không đưa đủ số tiền trợ cấp cho vợ con thì tôi có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không? (Huỳnh Hải)
Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về Phương thức cấp dưỡng:
“Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, khi điều kiện kinh tế không đủ để đáp ứng mức trợ cấp mà Tòa đã xử, anh (chị) có thể thỏa thuận với vợ (chồng) cũ của mình về việc thay đổi phương thực trợ cấp hoặc tạm dừng trợ cấp. Trường hợp vợ chồng anh (chị) không thể tự thỏa thuận được thì sẽ nhờ đến sự can thiệp giải quyết của Tòa án.
Tuy nhiên, trong trường hợp anh lợi dụng tình trạng kinh tế không ổn đinh, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, anh có thểbị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tại điều 152 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, như sau:
"Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.".
Như vậy, nếu anh cónghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì mới bị coivi phạm pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận