Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán...
Hỏi: Trước kia tôi có mua một mảnh đất cùng với anh A và nhờ anh A đứng tên. Sau này anh A mang bìa đỏ đi thế chấp ngân hàng vay tiền. Do làm ăn phá sản nên anh A không có tiền trả cho ngân hàng và bị ngân hàng kiện đòi nợ. Sau đó tòa ánxử mảnhđất bao gồm đất của tôi và anh A là của anh A, dùng để trả nợ cho ngân hàng(cho dù tôi đã gửi đơn và các giấy tờ hợp đồng sang nhượng cho Tòa),sau đó tôi kiến nghịlên tòa án tỉnh nhưng cũng có kết quả như vậy. Xin hỏi tôi phải làm gì để lấy lại mảnhđất của mình? (Nguyễn Anh - Thanh Hóa)
Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì thửa đất này có nguồn gốc do bạn và anh A mua chung.Tuy nhiên, khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn đã ủy quyền cho anh Ađứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì bạn không nói rõ nội dung ủy quyền và hiện nay trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện nội dung thế nào nên chúng tôi chia ra làm 2 trường hợp sau:
- Trường hợp quyền sử dụng đất được đăng ký tên của anh Avà hiện nay Giấy chứng nhận chỉ thể hiện tên của anh A. Khi đó, chỉ có anh Amới được công nhận là chủ sở hữu quyền sử dụng đất đó và đương nhiên có toàn quyền sử dụng, định đoạt. Việc phân chia thửa đất đó hoàn toàn do 2 bên thỏa thuận, nếu như không thỏa thuận được thì bạn cũng không có căn cứ để khởi kiện.
- Trường hợp anh Ađứng tên trên Giấy chứng nhận với tư cách là người đại diện cho các đồng chủ sở hữu, theo Khoản 3 Điều 5Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT thì:
''Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện(có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật)thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi"Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:...(ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)"
Như vậy, nếu Giấy chứng nhận ghi tên anh Avà ghi rõ "là người đại diện của những người sở hữu" thì anh Akhông phải là chủ sở hữu duy nhất quyền sử dụng đất đó mà thửa đất được xác định là tài sản chung của bạn và anh A. Khi đó, bạn với tư cách là một trong những đồng sở hữu có quyền yêu cầu chia tài sản thuộc sở hữu chung. Việc tòa án quyết định toàn bộ mảnh đất là của anh A và dùng mảnh đất để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho anh A là không có căn cứ pháp lí.
Việc chia tài sản thuộc sở hữu chung được quy định tại Điều 224 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận