Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hỏi: Anh A và chị B kết hôn với nhau vào năm 1993, nhưng chưa đăng ký kết hôn, có 02 con chung sinh năm 1994 và năm 2000. Năm 1998 anh A được sang tên diện tích đất 1700m2 (gồm 05 thửa), lúc trước do cha anh A đứng tên (năm 1990 thì cha anh A mất).Lúc đi làm thủ tục sang tên thì có 1 giấy viết tay thỏa thuận chia cho 3 người anh của anh A 03 thửađất, còn lại anh A 02 thửa. Nhưngđến khiđi làm thủ tục sang tên thì không ai chịuđứng tênđất dođất là ao hồnên anh Ađứng tên hết 05 thửađất với diện tích như trên. Năm 2002 thì anh A và chị B điđăng ký kết hôn theo nghịđịnh 77/2001, có hiệu lực từ 21/12/1993. Năm 2010 anh A và chị Bđã tiến hành san lấp diện tíchđất trên cho bằng phẳng, lấp ao hồ. Hiện tại thì các anh, chị của anh Ađòi chia diện tíchđất trên thành các phần bằng nhau cho các anh chị em, nhưng không có phần của chị B, vì cho rằngđây làđất của cha mẹ anh Ađể lại. Vậy theo luật sư thì trường hợp trên chị B có nhậnđược lợiích gì từ phần tài sản trên không? Phầnđất trên sẽ chia như thế nào? (Tú Linh - Hải Phòng)
Theo như chị trình bày thì tại thời điểm năm 1998 anh A đã được sang tên với phần diện tích đất 1700 m2 (gồm 5 thửa). Theo quy định tại luật đất đai 1993( điều chỉnh về việc cấp GCNQSDĐ năm 1995 của anh A) thì căn cứ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh A được áp dụng theo quy định tại điều 2:
"1. Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".
Tại thời điểm anh A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là sử dụng ổn định, không có tranh chấp nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh A là hợp lệ. Việc không có tranh chấp xảy ra từ thòi điểm anh A được cấp GCNQSDĐ được coi là là sự thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp từ những người anh, em còn lại đối với anh A.
Vì vậy, anh A sẽ có toàn quyền định đoạt, sở hữu tài sản của mình theo quy định tại điều 188 Luật đất đai 2013:
"Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất".
Theo những quy định trên thì anh A không bắt buộc phải chia tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình (5 thửa đất) cho những người anh, em còn lại. Anh A có thể tặng, cho lại mảnh đất của mình với những người còn lại nếu như điều đó xuất phát từ ý chí của anh A. Những người anh, em còn lại không có quyền sở hữu đối với mảnh đất này và không thể định đoạt mảnh đất này thay cho anh A vì đây không phải là tài sản thừa kế chung mà là tài sản riêng đã được chuyển giao hợp pháp cho anh A.
Đây cũng không phải là tài sản chung hình thành trong thời kì hôn của của 2 vợ chồng anh A và chị B nên chị B không đương nhiên có quyền sở hữu đối với những tài sản này. Tuy nhiên, đó là tài sản riêng của anh A nên nếu như muốn thì anh A hoàn toàn có thể chuyển giao 1 phần quyền sở hữu của mình cho chị B thông qua hợp đồng tặng cho tài sản hoặc có văn bản thỏa thuận đây là tài sản chung.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận