Khoản 3, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở".
Hỏi: Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Sau khi ly hôn, tôi được quyền nuôi con trực tiếp. Chồng tôi phẩm chất đạo đức không tốt, tôi sợ ảnh hưởng đến con.Tôi muốn hạn chế quyền thăm nom nuôi dưỡng con của Chồng tôi thì phải làm thủ tục như thế nào? (Hoàng Mai - Bắc Ninh)
Khoản 3, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HN&GĐ) quy định: "Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở".
Theomục 2, khoản 3, Điều 82 Luật HN&GĐ quy định: "cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".
Bạn cho rằng chồng cũ của bạn có phẩm chất đạo đức không tốt, bạn e sợ rằng việc chồng đến thăm con sẽ gây ảnh hưởng xấu tới con,làm ảnh hưởng tới việc giáo dục con của bạn. Nếu bạn chỉ dựa vào lý do chồng mình có phẩm chất đạo đức không tốt để hạn chế quyền thăm con là không đúng. Nếu bạn chứng minh được việc chồng bạn lạm dụng quyềntới thăm nom con sau khi ly hôn để chỉ bảo con những điều không tốt, làm cản trở tới quá trình giáo dục con của bạn thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn.
Như vậy, việc thăm nom con sau khi ly hôn vừa là quyền và đồng thời cũng là nghĩa vụ của chồng bạn. Bạn không được phép hạn chế quyền này. Bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải cung cấp cho Tòa án nhữngbằng chứng chứng minh việc chồng bạn lạm dụng quyền thăm nom con để gây cản trở, làm ảnh hưởng tới việc giáo dục con của bạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận