Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất.
Hỏi: Tháng 06/2014 tôi có mua một lô đất qua một người trung gian bằng giấy tay với giá 245 triệu, đặt cọc trước 40.000.000 đồng, có 02 bên cùng ký và điển chỉ nhưng không có công chứng. Khi về nhà thì nhà kêu mắc và gọi lại bên này để lấy lại tiền cọc, lúc này bên này nói sẽ nâng diện tích lên 8x20m2 và chỉ là giao miệng giữa 02 bên. Ngày ra công chứng chuyên đổi quyền sử dụng đất với bên chủ đất thì diện tích đúng 8x20m2 và em đồng ý giao dịch chồng tiền cho bên trung gian. Hiện lô đất tôi đã có sổ đứng tên tôi và tôi đang giữ sổ, nay bên trung gian đòi tôi thêm tiền. Vì giấy đặt cọc mua bán của tôi với bên trung gian chưa sửa lại diện tích, chỉ giao dịch miệng. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có thể bị bên trung gian đó kiện không? (Vân Bùi - Hà Nam)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định: "Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự".
Theo khoản 16 điều 3 Luật đất đai năm 2013 có quy định: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtlà chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".
Với trường hợp củaanh (chị), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tênanh (chị)và doanh (chị)giữ, nó chúng tỏ một điều làanh (chị)là chủ sở hữu miếng đất đó,anh (chị)hoàn toàn có quyền quyết định mảnh đất ấy.
Theo quy định tại Điều 412 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự: "Việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác".
Như vậy, với hợp đồng đặt cọc hai bên đã thực hiện xong. Như vậy, hai bên hoàn toàn không còn tồn tại và thực hiện nghĩa vụ với nhau.Bên đặt cọc có quyền khởi kiệnanh (chị)với tình tiết hai bên có thỏa thuận miệng với nhau,anh (chị)cần tìm được người làm chứng để chứng minh cho yêu cầu củaanh (chị)là đúng theo yêu cầu của Điều 82 và Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận