Trường hợp người chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật, hàng thừa kế được xá định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005
Hỏi: Ông Bà Nội có mảnh đất 1.200m3. Gia đình có 4 người con gồm 2 trai, 2 gái, trong đó Ba tôi , chú, và cô út có gia đình. Cô cả không lấy chồng và ở với Ông Bà nội. Ông Nội mất năm 1997 không để lại di chúc, Bà mất năm 2008 cũng không để lại di chúc. Sau khi Bà mất thì Cô tôi được làm chủ hộ.Trong thời gian bà còn sống chú tôi làm ăn thất bát đã bán hết đất đai gia cư có sẵn mà trước kia nhà nước cấp. Thấy tình cảnh thế Bà tôi cho Chú tôi dựng nhà kế bên ở tạm. Trong thời gian ở bà và cô đã làm giấy tờ tay bán 10m(ngang 10, dài 40) đất cho chú nhưng chưa trả tiền đủ. Năm 2013 chú tôi mất mà tiền đó vẫn còn thiếu. Cách đây một tháng tôi và thím tôi đem giấy tờ xuống nhà nói Ba tôi ký để đất đó hợp lệ xây nhà. Ba tôi không đồng ý ký vì lúc bán đất Ba tôi không biết, ba tôi chỉ biết là cho chú tôi ở nhờ. Với lại một lý do nữa thím tôi xây chuồng nuôi lợn sát kề giếng nước nhà tôi làm nghề bún 14 năm nay. Nay gia đình tôi bức xúc nên muốn hỏi luật sư một số vấn đề: 1. Đất ông bà nội để lại thì có phải cô tôi (không có chồng) toàn quyền không, giờ Cô là chủ hộ. 2. Đất bà và cô tôi bán cho chú tôi mà Ba tôi không biết, giờ có hợp lệ là của Thím tôi không?. Đất này chưa trừhết tiền nên chưa có sổ đỏ. 3. Gia đình tôi có quyền yêu cầu chia tài sản đó không, nếu chia thì đất bán cho chú tôi sẽ được tính thế nào? 4. Thìm tôi làm chuồng nuôi lợn sát kề giếng nhà tôi làm ảnh hưởng tới việc làm ăn và thu nhập cho con cái học thì gia đình tôi có thể kiện không? (Thanh Tình - Nam Định)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, Do ông bà bạn mất và mảnh đất để lại mang tên ông bà bạn không để lại di chúc nên phần đất đai thừa kế này sẽ được chia theo pháp luật, cô bạn sẽ không có quyền sử dụng đối với mảnh đất này.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự như sau:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".
Như vậy,Ông bà bạn có4 người con và 4 người này sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Thứ hai,Trong thời gian bà bạncòn sống chú bạnlàm ăn thất bát đã bán hết đất đai gia cư có sẵn mà trước kia nhà nước cấp. Thấy tình cảnh thế bà bạncho chú bạndựng nhà kế bên ở tạm. Trong thời gian ở bàvà cô đã làm giấy tờ tay bán 10m (ngang 10, dài 40) đất cho chú nhưng chưa trả tiền đủ. Năm 2013 chú bạnmất mà tiền đó vẫn còn thiếu. Cách đây một tháng bạnvàThím bạnđem giấy tờ xuống nhà nói Ba bạnký để đất đó hợp lệ xây nhà. Ba bạnkhông đồng ý ký vì lúc bán đất Ba bạnkhông biết, Ba bạnchỉ biết là cho chú bạnở nhờ. Và đất này chưa có sổ đỏ. Trong trường hợp này, bà bạn và cô đã viết giấy tay giấy bán đất cho chú bạn và cũng đã hình thành nên hợp đồng mua bán bất động sản. TheoĐiều 167 khoản 3 luật đất đai 2013 quy định về vấn đề điều kiện của giao dịch mua bán đất như sau:
"3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã." (khoản 3)
Như vậy, theo quy định trên thì để có hiệu lực pháp luật thì việc mua bán đất của bà bạn và chúsẽ phải đượccơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực vào hợp đồng viết tay này. Nhưng bạn chưa cung cấp rõ rằng giấy viết tay đã được công chứng chứng thực hay chưa để bảo vệ quyền lợi cho thím bạn. Nếu đã được công chứng chứng thực thì hợp đồng mua bán này đã có hiệu lực không cần thỏa mãn đã trả đủ tiền hay chưa, sẽ là hợp lệ của thím bạn.Ngược lại,việc mua nhà của chú bạnchỉ có giấy viết tay mà không công chứng chứng thực là trái với quy định của pháp luật do không tuân thủ về mặt hình thức. Do đó khi có tranh chấp thì hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu do không tuân thủ về mặt hình thức.Theo quy định tại Điều 137 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên sẽ phải hoàn trả nhau những gì đã nhận: Bên mua trả lại nhà, bên bán trả lại tiền nhà đã nhận. Bên nào có lỗi trong việc làm cho hợp đồng bị vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.Mặt khác, gia đình bạn không có quyền chia phần di sản này mà cần phải có sự thống nhất và nhất trí của 2 người còn lại và người thím ( vợ của chú đã mất )
Thứ ba, Thím bạn có xây chuồng nuôi lợn sát kề giếng nước nhà bạnlàm nghề bún 14 năm nay,làm ảnh hưởng tới việc làm ăn và thu nhập cho con cái học. Bạn chưa cung cấp thêm thông tin rằngthím bạn khi xây chuồng lợn đãđạt tiêu chuẩn môi trường chưa, đãcó các biện pháp xử lý chất thải ra bên ngoài môi trường chưa. Nếu không thỏa mãn những yếu tố trên thì gia đình bạn có quyền đòi bồi thường theoĐiều 624 BLDS 2005 vềBồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường quy định :"Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi." Do đó, gia đình bạn có quyền Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường theoĐiều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định:
"1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận