-->

Tư vấn pháp luật về việc trả trợ cấp thôi việc cho người lao động

Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;...

Hỏi: Tôi đã làm việc cho ngân hàng Habubank từ tháng 5/1991- 8/2012, vì lý do sức khỏe. Tôi xin thôi việc. Sau 45 ngày tôi nhận quyết định thôi việc của HABUBANK và có xác nhận nhận đồng ý của SHB (do ngân hàng HABUBANK đang làm thủ tục sát nhập với SHB, nên mọi trường hợp nghỉ việc đều có xác nhận của SHB. Tôi đã nhận được sổ bảo hiểm xã hội, và đã được nhận trợ cấp thất nghiệp 6 tháng. Từ đó đến nay tôi không nhận được trợ cấp thôi việc từ phía ngân hàng. Tôi có lên hỏi rất nhiều lần và được biết ngân hàng đã lập danh sách tôi và rất nhiều người, trong đó tôi được 48 triệu. Phòng nhân sự có lần đã yêu cầu tôi cung cấp tài khoản để chi trả, sau đó thì im lặng. Tôi đã gửi phản hồi đến tổng giám đốc rất nhiều lần nhưng không thấy trả lời. Xin hỏi trường hợp của tôi bây giờ giải quyết thế nào? (Khánh Hoàng - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất về trợ cấp thôi việc.

Theo đó, trường hợp của bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc từ tháng 5/1991 đến khi bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đủ 12 tháng làm việc trở lên bạn sẽ được hưởng ½ tháng trợ cấp thôi việc. Ttrường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Khoản 5 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

"Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ – CP quy định, trường hợp người sử dụng lao động không thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định thì bị phạt như sau:a)Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả là buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp thôi việc".

Thứ hai, về giải quyết tranh chấp lao động.

Trường hợp bạn đã khiếu nại tới giám đốc của công ty nhưng vẫn không được giải quyết, theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012, trường hợp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân về trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải cơ sở, do vậy bạn có thể lựa chọn gửi đơn yêu cầu giải quyết tới một trong 2 cơ quan sau:

- Phòng Lao động thương binh và xã hội hoặc;

- Gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.