-->

Tư vấn pháp luật: quy định về nội quy lao động

Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;...

Hỏi: Công ty tôi là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Năm nào chúng tôi cũng sửa đổi bổ sung nội quy lao động cho phù hợp.Năm 2016, chúng tôi muốn bổ sung thêm nội dung: Các hành vi vi phạm trong nội quy lao động của công ty trong đó có thêm là: Vi phạm những quy định về thực hiện cuộc vận động dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoả sinh sản theo quy định hiện hành của nhà nướccó đúng không? (Tùng Sơn - Bình Dương)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Công ty bạn muốn bổ sung thêm nội dung: Các hành vi vi phạm trong nội quy lao động của công ty trong đó có thêm là: Vi phạm những quy định về thực hiện cuộc vận động dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định hiện hành của nhà nước hoàn toàn không trái quy định của pháp luật. Bởi một số lý do sau:

Thứ nhất, trong pháp lệnh dân số năm 2003 có những quy định cấm đối với các cặp vợ chồng ( xét dưới góc độ mối quan hệ lao động thì đây là người lao động)

Ngay tại Điều 7 Pháp lệnh này có quy định một số hành vi bị nghiêm cấm

"Điều 7.Các hành vi bị nghiêm cấm: Nghiêm cấm các hành vi sau đây: 1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành;4. Di cư và cư trú trái pháp luật;5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;6. Nhân bản vô tính người"

Như vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu trong nội quy lao động không quy định vấn đề này thì người lao động vẫn không được làm trái với các quy định trên. Do đó, nội quy lao động có thể quy định một số hành vi này trong số các hành vi bị coi là vi phạm nội quy lao động

Thứ hai, quy định về nội quy lao động

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 19 BLLĐ năm 2012

"Điều 119. Nội quy lao động:2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;b) Trật tự tại nơi làm việc;c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất"

Do vậy, trong nội quy lao động người sử dụng lao động được quy định các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.