-->

Tư vấn pháp luật: Khởi kiện khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về việc khởi kiện khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Hỏi: Tôi công tác tại công ty CP A từ tháng 6.2014 đến nay. Nhưng hiện tôi đang nghỉ thai sảnn. Theo luật thì thai sản được nghỉ 6 tháng, nhưng vì lí do con tôi chưa ăn sữa ngoài được và bé cũng mới được 4.5 tháng (trước sinh tôi nghỉ sớm 1.5 tháng vì điều kiện đi lại xa xôi) nên tôi co viết mail xin giám đốc công ty cho tôi xin nghi không lương 1 tháng để tôi chăm thêm bé. Bên giám đốc cty không phản hồi (vì hiện giám đốc đi định cư nước ngoài mà cty không có công đoàn cũng không có bộ phận nhân sự) sau 2 tuần thì tui nhận được mail trả lời là cho tôi ngưng việc vì lí do con nhỏ và nhà xa. Vậy công ty cho tôi nghi việc như vậy có đúng không? Trước giờ công ty không làm hợp đồng (chỉ làm hợp đồng để đóng bảo hiểm) với nhân viên thì trường hợp của tôi có gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng không? Tôi có kiện được cty không? Kiện thì kiện lên đâu? Nếu công ty sai luật thì tôi có được bồi thường không? (Trương Thị Giang - Hưng Yên)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì:

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

"1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói."

Theo như bạn nói thì bạn làm việc từ tháng 6/ 2014 đến nay thì hợp động của bạn phải được ký kết dưới hình thức văn bản. Nhưng công ty lại không thực hiện điều này.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:a) Người làm việc theohợp đồnglao động không xác định thời hạn,hợp đồnglao động xác định thời hạn,hợp đồnglao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cảhợp đồnglao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luậtvềlao động;"

Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

"Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật này"

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

"1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.Trường hợplao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng."

Theo quy định thì bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Và bạn đã nghỉ trước khi sinh là 1.5 tháng và sau khi sinh con là 4.5 tháng.

Bô Luật Lao động 2012 quy đinh:

Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

"…………………..

3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này. "

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

"1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

…………………

"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động."

Điều 157. Nghỉ thai sản

"1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động"

Do con chưa ăn được sữa và còn bé nên bạn đã viết mail xin nghỉ 1 tháng không lương để tiện chăm sóc bé. Đây là một lời đề nghị với người công ty bạn và khi công ty chưa trả lời mà bạn đã tự ý nghỉ tức đã vi phạm nội quy của công ty nên bạn phải có trách nhiệm trong việc này. Nhưng theo khoản 4 điều 155 Bộ luật lao động 2012 thì trong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng thì bạn sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Công ty cho bạn nghỉ việc lý do con nhỏ và nhà xa là không đúng quy định tức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bởi người sử dụng lao động (công ty) không được sả thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp động với bạn khi bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Bộ Luật lao động 2012 quy định về việc giải quyết tranh chấp:

Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

"1. Hoà giải viên lao động.2. Toà án nhân dân."

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

"1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế."

Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

"1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm."

Theo quy định trên bạn xem còn thời hiệu khởi kiện không nếu còn thì bạn có thể khởi kiện công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật ra tòa hoặc giải quyết thông qua hòa giải viên lao động. Trong trường hợp này thủ tục thông qua sẽ không cần hòa giải.

Và theo quy định thì bạn sẽ được công ty bồi thường theo quy định tại điều 42 Bộ luật lao động 2012 như: bồi thường, nhận lại làm việc,…

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.