Tư vấn pháp luật: chế độ với lao động làm việc trong môi trường độc hại

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về chế độ với lao động làm việc trong môi trường độc hại.

Hỏi: Em làm về mảng kiểm nghiệm thuộc công ty Dược. Gần đây Công ty em có chính sách mới là những ai làm việc trực tiếp với hóa chất mới được hưởng chính sách độc hại theo Luật Lao động. Còn những thành viên làm về hồ sơ nhưng vẫn làm việc trong Phòng kiểm nghiệm thì không được hưởng chính sách này. Như vậy có đúng luật không, còn về vấn đề ngày phép thứ 13 và 14 cho ngành độc hại có được áp dụng hay phải tùy vào điều kiện của Công ty? (Nguyễn Huệ - Hà Tĩnh)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, Theo quy định tại Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH về danh mục ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại,công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Danh mục B trong lĩnh vực hóa chất.

B. Hóa chất

Điều kiện lao động loại VI

stt

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm, điều kiện lao động của nghề, công việc

1

Sản xuất và đóng thùng phốt pho vàng (P4)

Làm việc trên cao, cạnh lò nóng, tiếp xúc trực tiếp với bụi (đá Quắc zit, Apatit, than cốc) và khí độc (CO, P2O5, PH3, HF, P4...) ồn và dễ bị nhiễm độc, dễ cháy nổ.


Điều kiện lao động loại V

stt

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm, điều kiện lao động của nghề, công việc

1

Sản xuất, đóng bao Al(OH)3

Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc NaOH, hơi ẩm, bụi ở nhiệt độ cao.

2

Vận hành băng tải cấp lưu huỳnh, vận hành lò đốt lưu huỳnh để sản xuất axit H2SO4.

Tiếp xúc thường xuyên nóng, ồn, nồng độ SO2, khí H2S cao.

3

Vận hành cầu trục đảo trộn supe lân

Tiếp xúc thường xuyên với bụi, ồn, nồng độ Flo, khí H2S rất cao.

4

Công nhân sản xuất muối ZnCl2.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, khí độc CO, HCl, H2S.

stt

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm, điều kiện lao động của nghề, công việc

1

Công nhân lò đốt than trong Công nghệ sản xuất hóa chất

Lao động thủ công, tiếp xúc thường xuyên với bụi, nóng, nồng độ khí CO2, khí SO2 cao

2

Công nhân sản xuất Na2SiO3

Thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi Silic, sôđa (Na2CO3).

3

Công nhân sản xuất Poly aluminium clorua (P.A.C), sản xuất CaCl2.

Thường xuyên tiếp xúc nhiệt độ cao, khí HCl.


Theo thông tư này thì chỉ những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất mới được xác định là làm công việc nặng nhọc độc hại.
Và như vậy thì việc công ty bạn chỉ áp dụng cho hưởng chính sách độc hại đối với những người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất; những đối tượng làm hồ sơ, giấy tờ trong ngành này sẽ không được hưởng chính sách trên. Tuy nhiên, thì vẫn sẽ được hưởng mức cấp dưỡng nhất định.

Thứ hai, vấn đề ngày phép thứ 13 và 14 cho ngành độc hại thì tùy vào điều kiện của công ty mà có quy định về hai ngày phép này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.