-->

Điều kiện và đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm?

Chỉ những đối tượng làm việc trực tiếp trong môi trường độc hại mới được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm.

Hỏi: Tôi là một thành viên trực tiếp lãnh đạo một đơn vị sản xuất. Văn phòng Chi nhánh được đặt trong khuôn viên Nhà máy sản xuất có độ ồn, hóa chất độc hại ( tất cả công nhân viên trực tiếp lao động đề được hưởng chế độ phụ cấp ) làm việc tại văn phòng đơn vị 8 tiếng/ngày. Là đơn vị sản xuất trực tiếp nên ban lãnh đạo đơn vị thường xuyên phải đi đến nơi làm việc để đôn đốc cán bộ công nhân viên (những nơi có độ ồn và hóa chất); kiểm tra thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất; chỉ đạo, đặc biệt khi có các sự cố thì ban lãnh đạo trực tiếp tham gia cùng công nhân viên để khắc phục các sự cố về dây chuyền công nghệ, hóa chất trong nhà máy. Tôi xin nhờ Luật sư tư vấn giúp, chúng tôi (BLĐ Chi nhánh ) làm việc trong điều kiện môi trường như vậy thì có được hưởng phụ cấp độc hại không và có văn bản hướng dẫn cụ thể nào hơn thông tư 2005 không? (Lê Hồng Ngọc - Hải Dương)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thông tư số 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay vẫn còn hiệu lực, vẫn được áp dụng nên chưa có văn bản hay thông tư khác thay thế. Cụ thể: “2. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm: a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau: a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm. a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh. a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép. a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép. b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên. c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên. d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên”.

Như vậy, với quy định trên thì chỉ những đối tượng làm việc trực tiếp trong môi trường độc hại mới được hưởng phụ cấp. Đối với ban lãnh đạo của đơn vị mặc dù văn phòng đặt tại khuôn viên nhà máy, thường xuyên vào xưởng đôn đốc cán bộ nhân viên làm việc nhưng thực tế không trực tiếp làm việc, tiếp xúc (chỉ trong trường hợp sự cố phát sinh mới được trực tiếp cùng nhân viên làm việc) nên không thuộc đối tượng được chi trả phụ cấp độc hại. Tuy nhiên, cơ quan có thể xem xét để tính phụ cấp độc hại cho những cán bộ, lãnh đạo quản lý mà có quãng thời gian làm việc thực tế trong môi trường độc hại.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.