-->

Tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế nhà đất ?

Di sản thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật đất đai.

Hỏi: Mẹ tôi lúc sống có làm giấy chứng nhận là có cho tôi 1 mảnh đất. Lúc mẹ mất tôi đi làm giấy khai nhận di sản thì dì tôi không nói về việc đó. Nên tôi đã kê khai tài sản như bình thường. Và giờ đã có văn bản niêm yết, giấy chứng nhận người thừa kế duy nhất. Bây giờ đang đợi sang tên đất cho tôi. Dì tôi giờ đòi thưa và nộp giấy tranh chấp vậy thì tôi có bị ảnh hưởng và không thể tiếp tục sang tên đất không ạ? Dì nói nếu có tranh chấp thì không thể tiếp tục làm sang tên. Dì yêu cầu tôi tách đất liền rồi làm lại thừa kế. Tôi không đồng ý và muốn sang tên xong rồi tách đất sau. Vì tôi đang đi học nên việc làm giấy tờ là rất khó. Tôi chỉ muốn hỏi như vậy có ảnh hưởng làm mọi việc ngưng lại không ạ? Có cách nào giải quyết mà khỏi làm lại thừa kế không ạ? (Thùy Linh - Ninh Thuận)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật đất đai. Để tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế anh (chị) cần thực hiện các công việc như sau:

Bước 1:Anh (chị) phải làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng

Quy trình khai nhận di sản tại phòng công chứng được thực hiện như sau:

- Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ;

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng.

Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:

- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế;

- Chứng minh thư nhân dân / hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn

- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện);

- Giấy chứng tử của cha, mẹ bạn;

- Di chúc(nếu có);

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…);

- Tiếp đó, công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng;

- Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản.Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận,anh (chị) tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục sau:

- Bên thừa kế nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên thừa kế không có di chúc hoặc bản án thì phải đến công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp có tranh chấp thì phải giải quyết xong tranh chấp.

- Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);

- Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).

- Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Thời gian làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Bước 3:Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

- Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

- Bản sao giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).

- Giấy chứng tử;

- Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

Theo thông tin mà bạn cung cấp, anh (chị) đã tiến hành kê khai tài sản, đã có văn bản niêm yết, giấy chứng nhận người thừa kế duy nhất. Tiếp đó, anh (chị) phải chờ một thời gian, nếu bản niêm yết không có tranh chấp, khiếu kiện, công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản. Nếu trong khoảng thời gian này, dì của anh (chị) gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất thì đương nhiên, việc sang tên đất cho anh (chị) sẽ bị ngưng lại.

Nếu anh (chị) không muốn việc sang tên đất cho mình bị ngưng lại thì anh (chị) có thể thuyết phục và thỏa thuận với dì của anh (chị) là anh (chị) sẽ tách đất cho dì của anh (chị) sau khi đã làm xong thủ tục sang tên. Nhưng để thực hiện được việc này là điều không dễ dàng.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.