-->

Tư vấn đòi lại sổ đỏ cho mượn đi vay tiền ngân hàng

Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Hỏi: Cho tôi hỏi, tôi có hai cái Bìa đỏ 1 mang tên quyền sử dụng của mẹ tôi,1 mang tên của tôi. Nhưng do tôi mượn tiền của 1 người tên B nào đó (nhưng không viết giấy hay để lại gì cả chỉ nói qua miệng) sau đó tôi nhờ gì tên B đó mang hai cái Bìa đỏ đi làm thủ tục đi vay ngân hàng để gửi tiền lại cho gì B và tôi lấy số tiền còn thừa đi làm ăn nhưng không làm được thủ tục vay ngân hàng, gì B nhờ 1 người nữa thứ 3 đi làm thủ tục mà không vay được. Và họ giữ lại Bìa không trả cho tôi.Vậy tôi muốn nhờ văn phòng luật tư vấn tôi muốn nhờ pháp luật để lấy Bìa về có được không?(trong lúc gì tên B đó mượn Bìa tôi đi làm thủ tục vay ngân hàng có viết giấy tay là mượn Bìa tôi và của mẹ hứa tới ngày đó 1 năm sau trả mà đã quá thời hạn lâu rồi) ( Đức Minh - Ninh Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Bất động sản của Công ty Luật Everest - trả lời

Điều318 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau:

"1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

a) Cầm cố tài sản;

b) Thế chấp tài sản;

c) Đặt cọc;

d) Ký cược;

đ) Ký quỹ;

e) Bảo lãnh;

g) Tín chấp.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó".

Điều320 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau:

"1. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch.

2. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết".

Như vậy khi bạn muốn vay tiền ngân hàng thì bạn phải có một biện pháp bảo đảm thực hiện giao dịch dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 318 (như trên), và yêu cầu đối vớitài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Trường hợp của bạn nếu bạn muốn vay tiền ngân hàng thế chấp bằng sổ đỏ thì bạn phải thực hiện thủ tục vay chứ không phải người tên B vì đứng tên trong sổ đỏ là bạn chứ không phải là người tên B.

Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

"1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm".

Như vậy khi bạn yêu cầu người tên B trả lại tài sản mà B không trả lại thìhành vi của người tên B là chiếm giữ tài sản một cách bất hợp pháp. Tuy nhiên bạn cần xác định giá trị của mảnh đất mà bạn có sổ đỏ nếu có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì sẽ đủ yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 141 như trên. Nếu đủ căn cứ cấu thành tội chiếm giữtài sản như trên thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu sau khi xác định giá trị của mảnh đất mà bạn có sổ đỏ đó không đủ đáp ứng điều kiện cấu thành tội phajmm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì căn cứ vào Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có quy định vềVi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Trong trường hợp này bạn có thể tố cáo hành vi của người tên B với cơ quan có thẩm quyền để đòi lại sổ đỏ mà người tên B đang chiếm giữ trái phép đó, người tên B sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm eKhoản 2 Điều này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.