-->

Trường hợp chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

Hỏi: Gia đình tôi có 6 người con 3 trai, 3 gái khi cha, mẹ còn sống có cho chúng tôi đứng tên trong giấy đỏ 5 người có,1 người không vì chị này làm giấy từ chối nhận của hồi môn tài sản của cha, mẹ để lại hồi năm 1992 để theo chồng. Ở nhà cha, mẹ cho các con đứng tên trong sổ đỏ từ 1995 đến nay. Nhưng sau khi mẹ mất 2011, sau đó cha mất 2013 rồi chị này trở về tranh giành chia thừa kế trong phần đất mà tôi đứng tên, chị cho rằng việc chị làm giấy từ chối nhận của hồi môn là chỉ với cha, mẹ không liên quan đến chia thừa kế, rồi 1 anh trai cho rằng việc cha, mẹ cho các con đứng tên trong giấy đỏ là tạm thôi nhằm trốn tránh mức hạng điền lúc đó, không phải cha, mẹ cho chính thức phải hạ tờ phân chia rỏ ràng cụ thể mới được. Tôi muốn hỏi quan điểm của anh trai như vậy đúng hay sai? Giấy đỏ tôi đứng tên có bị thu hồi cộng vào phần chia thừa kế không vì cha, mẹ qua đời và chị gái này cho rằng giấy tờ mà chị viết ngày xưa không có giá trị pháp lý so với hiện tại đúng hay sai? (Thu Hà - Thanh Hóa)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về quan điểm của anh trai bạn.

Nếu như cha, mẹ đã cho các con đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đó dù mục đích chamẹ cho các con đứng tên là gì thì những người này đều là chủ sở hữu của mảnh đất đó. Như vậy quan điểm của anh trai bạn là không đúng.

Thứ hai, về việc đất của bạn có bị thu hồi cộng vào phần thừa kế hay không. Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tô sẽ chia ra làm hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu đất cấp trong sổ đỏ là cấp chung cho hộ gia đình thì cha, mẹ và 5 người con sẽ đều là chủ sở hữu. Khi đó, khi chamẹ bạn mất thì phần tài sản trong khối tài sản chung đó sẽ được chia ra làm di sản thừa kế theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005.

"Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Như vậy, trong trường hợp này tùy theo vào sự phân chia tỷ lệ tài sản hoặc thỏa thuận để làm di sản thừa kế mà phần đất của anh có bị thu hồi để cộng vào phần thừa kế để chia lại tỷ lệ hay không.

Trường hợp 2: Đất trong sổ đỏ cấp riêng cho anh.

Trong trường hợp này, anh chính là người chủ sở hữu đối với mảnh đất, theo đó thì mảnh đất của anh sẽ không bị thu hồi để cộng vào phần thừa kế.

Thứ ba, về quyền thừa kế.

Về giấy tờ từ chối nhận của hồi môn của chị gái bạn sẽ không là căn cứ để làm mất đi quyền hưởng thừa kế. Theo đó, chị gái bạn vẫn có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật (việc chi di sản thừa kế này chỉ áp dụng vớidi sản thừa kếcủa cha, mẹ anh tương đương 2/7 giá trị mảnh đất;phầntài sản của 5 người con còn lại không có căn cứ để yêu cầu chia).

Do bố mẹ bạn không để lại di chúc nên trường hợp này sẽ chia theo pháp luật nếu anh, chị em bạn không thỏa thuận được.

Để chia tài sản thừa kế thì phải xác định phần di sản của cha mẹ bạn. Nếu mảnh đất là sở hữu chung thì mảnh đất sẽ được chia đều cho 7 người đứng tên trong sổ đỏ. Theo đó phần di sản của chamẹ bạn sẽ là 2 phần, phần tài sản này sẽ được chia đều cho 6 người con theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế.

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Nếu mảnh đất không tách thửa được thì có thể nhờ Tòa án quy ra giá trị bằng tiền và chia đều cho anh, chị, em bạn.

Nếu cha mẹ bạn đã chuyển quyền sử dụng đất riêng cho từng người con thì cha mẹ bạn sẽ không còn tài sản để làm di sản thừa kế. Theo đó thì anh, chị, em bạn sẽ không được hưởng thừa kế do không có di sản thừa kế.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.