Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự,do ông bạn mất không để lại di chúc, nên việc chia di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.
Hỏi: Ông nội mất nhưng không để lại di chúc phân chia tài sản cho các con. Giờ đây, các con ông muốn phân chia di sản thừa kế là diện tích đất đã được cấp GCNQSDĐ do ông đứng tên và phần diện tích đất chưa được cấp GCNQSDĐ, cũng như thủ tục đăng ký cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất đã được chia thừa kế...Ông bà tôi (đều đã mất) có 8 người con trong đó có 4 trai và 4 gái. Khi mất ông bà không để lại di chúc phân chia tài sản cho các con. Trước đó số đất (24700 m2) ông bà để lại đã được cấp 4 GCNQSDĐ từ năm 1994 gồm có 1 của người con gái cả (1000m2), 1 mang tên ông tôi hiện gia đình tôi đang sử dụng (6800m2), 1 của chú 2 (5100m2), 1 của chú 3(6680m2), số còn lại chưa có GCNQSDĐ hiện chú út đã xây nhà và đang ở. Nhưng do 4 giấy chứng nhận này đều chưa có ranh giới nên hiện nay phải cấp lại. Khi họp gia đình để thống nhất phân chia tài sản thì 3 người con gái còn lại muốn được phân chia đất của ông bà để lại. Anh em cũng đã quyết định cắt chia cho 3 người con gái mỗi người 1000m2 được cắt ra từ số đất của 4 người con trai. Hiện nay chú út tôi đang làm việc tại nước ngoài không thể xin được bất cứ giấy tờ nào từ đại xứ quán do đi làm tự do trái phép. Vậy luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi muốn chuyển tên chủ sở hữu GCNQSDĐ từ ông tôi sang tên bố mẹ tôi và làm cấp lại các GCNQSDĐ còn lại mà vắng mặt chú út tôi có làm được không? Và có thể cấp GCNQSDĐ cho số đất còn lại chưa có GCNQSDĐ mà chú út tôi đang sử dụng không?
Di sản thừa kế của ông, bàđể lại bao gồm toàn bộ tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. Theo như bạn trình bày, trước khi chết ông nội đã định đoạttừ năm 1994 gồm có 1 của người con gái cả (1000m2), 1 mang tên ông tôi hiện gia đình tôi đang sử dụng (6800m2), 1 của chú 2 (5100m2), 1 của chú 3(6680m2) nên đây không được xác định là di sản thừa kế của ông, bàđể lại.
Phần disản thừa kế sẽ theo nguyên tắc sẽ chia đều cho 08 người con, bao gồm cả chú út hiện đang ở nước ngoài. Trường hợp vắng mặt chú út thì sẽ khó khăn cho các đương sự trong quá trình giải quyết chia di sản thừa kế. Nếu chú út vắng mặt cần gửi tới TAND nơi thụ lý vụ việc đơn xin xét xử vắng mặt, hoặc ủy quyền cho người khác tham gia giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận