-->

Thủ tục xử lý vi phạm hành chính về hành vi câu trộm điện

Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau: a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng...

Hỏi: Tôi vi phạm trộm điện và đã nộp phạt cho công ty điện lực 34 triệu. Nhân viên bên điện lực nói là chờ bên sở Công thương gửi giấy phạt nữa mới giải quyết cho nhà tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, nhân viên nói như vậy có đúng không? (Đức Anh - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật hành chính Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn Theo khoản 9 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CPvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau: "9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau: a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh; b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh ........ h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh; i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh; k) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh".

Như vậy, anh (chị) có thể dựa vào quy định này để xác định xem liệu gia đình mình có đi phạt đúng số tiền hay không. Theo thông tin mà anh (chị) cung cấp, anh (chị) "đã nộp 34 triệu" nên chúng tôi không chắc chắn là nhân viên điện lực đã nhận số tiền này của anh (chị) chưa.

Trong trường hợp nhân viên điện lực chưa nhận tiền của anh (chị) và đưa ra thông tin "chờ bên sở Công thương gửi giấy phạt nữa mới giải quyết". Căn cứ theo quy định tại điều khoản 2 điều 34 của nghị định này thì Chánh thanh tra Sở công thương chỉ có thẩm quyền xử phạt số tiền đến 25 triệu đồng đối với cá nhân và 50 triệu đồng đối với tổ chức. Với số tiền phạt 34 triệu đồng của gia đình bạn đã vượt quá thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở công thương. Như vậy, thẩm quyền xử phạt đối với gia đình bạn trong trường hợp này không phải là Sở Công thương.

Trong trường hợp nhân viên điện lực đã nhận tiền của gia đình anh (chị) nhưng vẫn phải"chờ bên sở Công thương gửi giấy phạt nữa mới giải quyết". Với trường hợp này ngoài việc sai thẩm quyền đã nêu trên,đã có sự vi phạm về trình tự thủ tục xử phạt. Căn cứ điều 42, 43 của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi quyết định xử phạt cho người vi phạm, nếu người vi phạm khôngtự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì ngoài các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thể bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp ngừng cung cấp điện. Như vậy, người vi phạm phải nhận được thông báo xử phạt mới phải thực hiện nghĩa vụ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.