Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục nhận cha cho con nhưng chưa đăng ký kết hôn.
Hỏi: Năm nay cháu 19 tuổi. Cháu với bạn trai chưa kết hôn nhưng cháu lại có thai với bạn trai cháu nay được gần 4 tháng rồi, bạn trai cháu bỏ về quê để một mình cháu tự lo. Vậy cho cháu hỏi cháu có con ngoài giá thú như vậy bạn trai cháu có trách nhiệm chu cấp cho đứa bé không? (Thư Quỳnh - Hải Dương)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trước tiên, bạn phải làm thủ tục nhận cha cho con rồi sau đó mới có quyền yêu cầu người cha của con bạn cấp dưỡng cho con dựa trên căn cứ huyết thống, bởi cấp dưỡng chỉdựa trên 3 yếu tố: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
Về thủ tục nhận cha cho con:
Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
"1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự".
Như vậy, nếu cha đứa trẻ còn sống và đồng ý nhận con thì bạn ra cơ quan hộ tịch UBND xã để ghi nhận việc nhận cha cho con này rồi mới có quyền yêu cầu người cha cấp dưỡng cho con.
Nếu cha đứa trẻ không đồng ý thì bạn có thể kiện ra tòa xác nhận cha con. Sau khi đã có quyết định của tòa thì bạn mới có quyền yêu cầu người cha của concấp dưỡng cho con bạn.
Điều110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận