Tài sản sẽ thuộc về ai khi ly hôn và mức án phí sơ thẩm được tính như thế nào?

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ,...

Hỏi: Hiện mẹ tôi đã làm đơn ly dị với bố tôi và ông cũng đồng ý ký đơn ly dị nhưng ghi kèm theo câu không chịu chia tài sản chung của 2 người là 1 căn nhà trị giá khoảng 800 triệu đồng mặc dù tài sản đó 2 người mua lúc sau khi kết hôn với nhau và cùng đứng tên trên tài sản, ông nói đó là tài sản riêng của ông chứ không phải là tiền của 2 người dùng chung để mua nhà. Tôi là con riêng của mẹ tôi và hiện tại có nhà riêng của mẹ tôi mà cả 3 người cùng ở và nhà đang ở đứng tên riêng mẹ tôi, khi 2 ông bà đến với nhau cũng thỏa thuận sẽ để tài sản này riêng cho tôi không tính đến. Nay do thời gian 2 ông bà sống không còn hòa hợp nữa nên mẹ tôi quyết định ly hôn nhưng hiện đang tranh chấp phần tài sản chung của 2 người khi ra tòa ly hôn sẽ gặp nhiều khó khăn. Ở đây tôi muốn hỏi thay cho mẹ tôi là: nếu ra tòa tranh chấp phần tài sản đó thì theo luật là sẽ thương lượng với 2 bên nhưng bố tôi không đồng ý thì tòa án sẽ xử như thế nào phần tài sản đó, về cách bán đấu giá tài sản đó hay như thế nào để chia đều 2 bên. Theo tôi biết thì mức chịu án phí sơ thẩm như sau: c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí " 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng", khoảng 52 triệu đồng thì 2 bên cùng chịu hay chỉ mình mẹ tôi cùng chịu? (Minh Anh - Bắc Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về tài sản chung của hai vợ chồng: Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: "Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này".

Như vậy, trong trường hợp bố bạn không chịu chia tài sản chung và nói đó là tài sản riêng của ông ấy thì ông ấy phải có bằng chứng để chứng minh tài sản đó thuộc tài sản riêng cuả mình, nếu bố bạn khoogn chứng minh được thì tài sản trên sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng,bên cạnh đó mẹ bạn cũng có thể cung cấp những bằngchứng chứng minh mẹ bạn có công sức đóng góp trong việc tạo dựng khối tài sản chung đó. Về nguyên tắc thì tài sản chung sẽ chia đôi, có tính đến công sức đóng góp và các yếu tố khác quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình.Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Thứ hai là về mức chịu án phí sơ thẩm: Theo quy định tại Khoản 9 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án số10/2009/UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì: "9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia".

Như vậy, khoản tiền 52 triệu đồng kia sẽ được chia tương ứng với giá trịphần tái sản mà mỗi bên được hưởng, nếu Tòa án ra bản án chia đôi tài sản trên thì bố bạn và mẹ bạn mỗi người sẽ phải chịu 1 nửa tiền án phí.


Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.