-->

Phân chia tài sản ly hôn?

Hỏi: Tôi và chồng tôi có 1 đứa con 12 tuổi, tụi tôi muốn ly hôn, chồng tôi muốn chia tài sản là căn nhà làm 3 phần, tôi không chịu chia, tôi muốn để cho con hưởng trọn căn nhà đó. Chồng tôi còn ra điều kiện ông và con ở nhà đó, trả phần của tôi bằng tiền và không cho tôi vào nhà đó nữa. Mà đất là của mẹ ruột tôi, mẹ đứng tên nhà. Đề nghị Luật sư tư vấn, hướng giải quyết trong trường hợp này? (Minh Nga)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Phương Thảo - Tổ tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình có quy đinh về: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn"1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch."

Theo anh (chị) trình bày thì đất là của mẹ anh (chị), do đó vợ chồng anh (chị) sẽ không được chia mảnh đất này. Nhà là anh (chị) đứng tên nhưng anh (chị) không nói rõ nhà anh (chị) đứng tên trước hay sau thời kỳ hôn nhân do đó chúng tôi sẽ tư vấn cho anh (chị) như sau:

- Nếu nhà đứng tên anh (chị) trước thời kỳ hôn nhân và không có văn bản thỏa thuận nhập khối tài sản riêng của anh (chị) vào tài sản chung của vợ chồng thì căn nhà này sẽ được xác định là tài sản riêng của anh (chị), khi ly hôn tài sản này vẫn thuộc về anh (chị).

- Nếu nhà đứng tên anh (chị) sau thời kỳ hôn nhân và di hai vợ chồng anh (chị) cùng làm nên thì căn nhà này sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng anh (chị), khi ly hôn tài sản này sẽ chia theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.