-->

Tách khẩu khi chưa có nhà, có được không?

Căn cứ vào quy định tại Điều 27 Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 thì có thể được tách khẩu khi có cùng một chỗ ở hợp pháp.

Hỏi: Tôi đã lập gia đình và có cháu hơn 1 tuổi, hiện tại tôi đang sống cùng bố mẹ tôi ở Tiền Giang. Bố mẹ tôi đã có hộ khẩu nhưng đất hiện tại nhà tôi đang sinh sống không phải do bố hay mẹ tôi đứng chủ. Tôi muốn hỏi, tôi muốn tách khẩu ra khỏi bố mẹ tôi có được không nếu vợ chồng tôi chưa có đất và nhà riêng? (Hông Linh - Nghệ An)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Bảo An - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Điều 27 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về Tách sổ hộ khẩu như sau:

“1.Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo thông tin
anh (chị)cung cấp thì hiện tại vợ chồnganh (chị)đang sống cùng với bố mẹ và vợ chồnganh (chị)chưa có đất với chưa có nhà riêng. Căn cứ vào quy định trên thì vợ chồnganh (chị)được tách khẩu khi có cùng một chỗ ở hợp pháp và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 27 trên.

Điều 11 Nghị định 108/2005/NĐ-CP có quy định về Nhà ở hợp pháp như sau:

“Nhà ở hợp pháp bao gồm:

1. Nhà ở thuộc sở hữu của người chuyển đến: a) Nhà ở có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc nhà xây trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Nhà ở có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo quy định của pháp luật; c) Trường hợp nhà ở chưa có một trong các loại giấy tờ quy định tại điểm a, b nêu trên, thì phải có xác nhận của ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn về tình trạng hợp pháp của nhà ở, đất ở.

2. Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp gồm: a) Nhà ở có hợp đồng thuê nhà của cá nhân với cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng kinh doanh nhà theo quy định của pháp luật; b) Nhà ở thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có quyết định giao cho cá nhân sử dụng.

3. Nhà ở được chủ nhà có nhà quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cho thuê hoặc cho ở nhờ. Đối với nhà ở nhờ phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà về việc cho nhập hộ khẩu và phải đảm bảo diện tích tối thiểu trên một đầu người theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh".

Không giải quyết đăng ký hộ khẩu thường trú vào các loại nhà nêu trên nếu hiện tại đang có tranh chấp hoặc đang trong vùng quy hoạch đã có thông báo di dời trừ trường hợp bố, mẹ, vợ, chồng, con xin đăng ký hộ khẩu về với nhau".

Căn cứ vào quy định trên thì dù ngôi nhà đó bố mẹ
anh (chị)không đứng tên nhưng khi bố mẹanh (chị)có các giấy tờ chứng minh ngôi nhà đó là hợp pháp thì vẫn được cấp sổ hộ khẩu.

Như vậy, trường hợp của vợ chồng
anh (chị)được tách khẩu ra khỏi bố mẹ bạn. Thủ tục tách khẩuanh (chị)làm theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.