-->

Sau ly hôn, chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?

Nếu trong thời kỳ hôn nhân anh không nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì sau khi ly hôn anh hoàn toàn không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ.

Hỏi:Tôi đã kết hôn lần thứ hai. Sau 03 năm chung sống không hạnh phúc, chúng tôi thỏa thuận thực hiện thủ tục giải quyết ly hôn ly hôn. Mọi vấn đề đều được hai bên giải quyết ổn thỏa. Nhưng hiện nay tôi có một thắc mắc, đề nghị Luật sư tư vấn, khi ly hôn tôi có phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của cô ấy không? (Hữu Tuấn - Nam Định)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về cấp dưỡng như sau: "Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này". (khoản 24 Điều 3)

Điều 110 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Theo đó, nghĩa vụ này phát sinh giữa cha, mẹ và con. Trong đó cha, mẹ, con ở đây được xác định trên cơ sở huyết thồng (con đẻ) hoặc quan hệ pháp lý (con nuôi). Như vậy, nếu trong thời kỳ hôn nhân anh không nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì sau khi ly hôn anh hoàn toàn không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.