-->

Quyền đòi lại tài sản bị mất theo hợp đồng gửi giữ

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Hỏi:Sáng hôm 23 vừa rồi tôi có gửi một chiếc xe máy tại nơi bảo vệ của ngân hàng ANZ . Đến chiều cùng ngày tôi đến lấy thì được thông báo xe đã bị mất. Vì là ngày chủ nhật việc trông xe thuộc sự làm thêm của bảo vệ. Tôi và bảo vệ trông xe ngày hôm đó đã có thỏa thuận 2 bên là bên trông xe sẽ đền 9 triệu cho bên tôi trong vòng 3 ngày.Viết giấy tờ ký tên và người làm chứng cùng với việc tôi giữ giấy tờ chứng minh thư của người bảo vệ đó làm tin. Nhưng sau 3 ngày gọi điện bên bảo vệ không nghe và đã nghỉ việc . Đề nghị luật sư tư vấn trong trường hợp này tôi phải làm thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Về vấn đề của anh/chị, chúng tôi xin trích dẫn Điều 559 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”

Mặt khác, về hình thức của hợp đồng dân sự:“Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định" (Điều 401 Bộ luật dân sự). Anh/chị không nói rõ là anh/chị có lấy vé xe hay không. Nếu có vé xe, đó chính là căn cứ chứng minh việc giao kết hợp đồng gửi giữ xe của anh/chị. Còn không có vé thì hợp đồng giưa anh/chị và người bảo vệ được thiết lập bằng hành vi cụ thể.

Khi hợp đồng gửi giữ tài sản đã được giao kết thì các bên sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 562 Bộ luật dân sự quy định Nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau: “4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Theo quy định trên, khi bên bảo vệ làm mất xe của anh/chị thì họ sẽ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Nếu họ cố tình trốn tránh việc bồi thường thiệt hại anh/chị có thể khởi kiện ra Tòa nơi bị đơn cư trú yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, hoặc E-mail:
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sử đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng ở mọi thời điểm.