-->

Làm thiệt hại tài sản gửi giữ có phải bồi thường?

Hành vi giao, nhận xe làm phát sinh quan hệ gửi giữ tài sản giữa hai bên, bên gửi tài sản sẽ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm hư hỏng tài sản.

Hỏi: Tôi gửi ô tô ở một cửa hàng trông giữ xe và phát hiện xe của mình bị trầy xước, hư hỏng một số bộ phận. Tôi yêu cầu chủ cửa hàng phải bồi thường nhưng họ không chịu. Đề nghị Luật sư tư vấn, việc tôi yêu cầu họ bồi thường thiệt hại là có đúng với pháp luật không? Bên nhận giữ xe phải có những trách nhiệm gì? (Hoài Lâm - Hải Dương)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Mỹ Linh -Công ty LuậtTNHH Everest - trả lời:

Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) quy định như sau:

“Hợp đồng gửi giữ tài sản (TS): Hợp đồng gửi giữ TS là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận TS của bên gửi để bảo quản và trả lại chính TS đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công” ( Điều 559).

“Quyền của bên gửi TS: 2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng TS gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng” (khoản 2 Điều 561).

“Nghĩa vụ của bên giữ TS: 1. Bảo quản TS như đã thoả thuận, trả lại TS cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; 2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản TS, nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn TS đó nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi; 3. Báo kịp thời bằng văn bản cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy TS do tính chất của TS đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí; 4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng TS gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng” (Điều 652).

Căn cứ theo Điều 559 BLDS, hành vi giao, nhận xe giữa anh (chị) với chủ cửa hàng đã làm phát sinh quan hệ gửi giữ TS giữa hai bên. Theo đó, bên gửi TS sẽ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm hư hỏng TS (khoản 2 Điều 561). Vì vậy, việc anh (chị) yêu cầu chủ cửa hàng bồi thường thiệt hại là đúng với pháp luật. Bên nhận giữ xe sẽ phải có những trách nhiệm, nghĩa vụ như đã được quy định đầy đủ trong Điều 652 BLHS.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.