-->

Quy định về Tài sản chung của hộ gia đình

Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên.

Hỏi: Cho tôi hỏi, Gia đình tôi có 01 giấy chứng nhận Quyền SD Đất cấp năm 2002 diện tích 230m2 Đất ở trong đó ghi rõ cấp cho Hộ gia đình Ông ĐTT. năm 2012 bố me tôi có đem đi thế chấp tại Ngân hàng với món vay 1.300 tr đ. tài sản thế chấp bao gồm giấy chứng nhận QSD Đất và nhà ở 2 tầng.Do kinh doanh thua lỗ nên bố mẹ tôi không có khả năng trả nợ. Đến đầu năm 2016 ngân hàng đem hồ sơ đến toà án làm thủ tục phát mãi tài sản của gia đình tôi. Việc vay tiền với NH của bố mẹ tôi tôi không hề hay biết, đến khi Toà án đến làm việc thì tôi mới được biết món vay của bố mẹ tôi. đông thời tôi tìm hiểu trong HĐ thế chấp tài sản cho món vay đó tôi không được ký tên, chỉ có bố, mẹ tôi ký. Vậy Khi toà án phát mãi tài sản của gia đình tôi tôi có quyền đứng lên đòi quyền lợi của mình hay không và Nếu kiện ra toà án thì hợp đồng thế chấp tài sản của bố mẹ tôi có hiệu lực hay không, hay chỉ có hiệu một phần. Nếu tôi khởi kiện ra toà án thì khả năng tôi có lấy được 1 phần cho quyền lợi của tôi hay không? ( Đức Hùng - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Bất động sản của Công ty Luật Everest - trả lời:

Điểm c, khoản 1, Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

"Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi Hộ ông (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình".

Điều 108 Luật Đất đai năm 2013 quy định về Tài sản chung của hộ gia đình như sau:

“Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”.

Điều 109 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

“1.Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2.Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.

Như vậy, với quy định trên, trong trường hợp của bạn nếu gia đình bạn chỉ có 3 người thì khi bố mẹ bạn vay và thế chấp tài sản của gia đình đã có sự đồng ý của cả bố và mẹ, như vậy, với đa số số thành viên đồng ý như vậy thì hợp đồng thế chấp tài sản của bố mẹ bạn đã có hiệu lực . Tuy nhiên, khi toà án phát mãi tài sản của gia đình bạn, do bạn cũng là 1 thành viên trong gia đình, là đồng chủ sở hữu với mành đất nên bạn có quyền đứng lên đòi quyền lợi của mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.