-->

Quy định về Đại hội đồng cổ đông bất thường

Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 3 Điều 97 Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì Đại hội đồng cổ đông bất thường phải được Hội đồng quản trị triệu tập họp trong 05 trường hợp.

Hỏi: Chúng tôi là một nhóm cổ đông muốn triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để yêu cầu giải quyết một số vấn đề của công ty. Đề nghị Luật sư tư vấn, những trường hợp được yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường. Điều kiện để thông qua các quyết định tại Đại hội đồng cổ đông bất thường (Quỳnh Trâm)

>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 3 Điều 97 Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì Đại hội đồng cổ đông bất thường (ĐHĐCĐBT) phải được Hội đồng quản trị (HĐQT) triệu tập họp trong 05 trường hợp sau đây: (1) HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; (2) Số thành viên HĐQT còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; (3) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; (4) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát; (5) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Anh (chị) lưu ý, đối với trường hợp họp ĐHĐCĐBT theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông đông quy định sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty (trường hợp thứ 3), thì chỉ triệu tập họp về những vấn đề: (1) HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; (2) Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá 06 tháng mà HĐQT mới chưa được bầu thay thế; (3) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty (khoản 3 Điều 79).

Việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐBT tại cuộc họp, theo quy định chung về thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông, được quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo đó, quyết định được thông qua khi có đủ các điều kiện: (1) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; (2) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; (3) Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

Báo Lao động điện tử (ngày 05.10.2011)

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.