-->

Phải làm gì để yêu cầu giám định lại thương tật?

Việc giám định lại được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.

Hỏi: Bố tôi bị tai nạn giao thông, do người khác đâm xe vào. Kết quả giám định pháp thương tật chỉ được có 06%, không đủ điều kiện khởi tố vụ án. gia đình tôi thấy kết quả giám định không thỏa đáng, muốn yêu cầu được giám định lại, nhưng không được chấp thuận. Đề nghị Luật sư tư vấn, gia đình tôi tiếp theo nên làm như thế nào? (Minh Bình - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trường hợp của bố củaanh (chị), kết quả giám định thương tật là 6%, không đủ điều kiện khởi tố vụ án. Gia đình bạn muốn giám định lại được quy định tại Điều 159.

Điều 159 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) có quy định về việc Giám định bổ sung hoặc giám định lại như sau: "1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.2. Việc giám định lại được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành. 3. Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung quy định tại các điều 155, 156, 157 và 158 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003".

Như vậy, việc giám định lại được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của người tham gia tố tụng và khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc tiến hành giám định này không phụ thuộc vào thỏa thuận giữaanh (chị)và những gia đình kia.

Kết luận giám định lại tỷ lệ tương tật của bố củaanh (chị)nhằm xác định lại một cách chính xác tỷ lệ thương tật phục vụ cho việc giải quyết vụ án trên ở cấp phúc thẩm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.